Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Điều kiện tự nhiên
- Ba mặt (đông, Tây, Nam) giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
- Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a
- Phía Tây Bắc và phía Đông Bắc là những đồng bằng trù phú.
Trồng trọt tại đồng bằng sông Ấn
- Phía Nam là cao nguyên Đê-can cùng hai dãy núi Gát Đông, Gát Tây có nhiều khu rừng nguyên sinh với nguồn lâm sản và hương liệu quý.
- Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do lãnh thổ rộng lớn và bức chắn địa hình nên khí hậu Ấn Độ có sự khác biệt giữa các vùng.
2. Sự ra đời của Vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn
- Từ cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, kéo dài đến các thế kỉ đầu Công Nguyên.
- Từ đầu thế kỉ IV, Ấn Độ bước vào thời kì phong kiến, trải qua các triều đại khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các vương triều: Giúp-ta, Hồi giáo Đê-li. Mô-gôn.
+ Vương triều Gúp-ta do San-đra gúp ta I sáng lập vào năm 319. Sau khi Vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng phân tán, loạn lạc kéo dài.
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc (theo đạo Hồi) vào miền Bắc Ấn Độ.
+ Vương triều Mô-gôn ra đời vào năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược Ấn Độ của người Mông Cổ (theo đạo Hồi). Giữa thế kỉ XIX, đế quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.
Thực dân Anh xâm lược Ấn Độ (tranh minh họa)
3. Tình hình chính trị
- Đặc điểm chung:
+ Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ quân chủ chuyên chế: đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền lực tuyệt đối; giúp việc cho Vua là các quan lại, quý tộc, tướng lĩnh.
+ Do chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, tình hình chính trị thường bất ổn.
- Chính sách cai trị của từng vương triều:
+ Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ; tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế, truyền bá văn hóa…
+ Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.
+ Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp tôn giáo và dân tộc.
Vua A-cơ-ba cai trị đất nước (minh họa)
4. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế chủ đạo
+ Cư dân trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều gia súc, gia cầm.
+ Dưới thời Gúp-ta, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi., diện tích canh tác được mở rộng; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thời Môn-gô, vua A-cơ-ba cho đo đạc lại ruộng đất và định lại mức thuế.
- Thủ công nghiệp: được mở rộng, sản phẩm phong phú đa dạng. Tiêu biểu là các sản phẩm: vải in có hoa văn, đồ tráng men, đồ sứ…
Gốm tráng men xanh là một trong những sản phẩm nổi tiếng của Ấn Độ
- Thương nghiệp: trao đổi, buôn bán trong nước được mở rộng; ngoại thương phát triển, hình thành nhiều thành thị lớn…
5. Tình hình xã hội
- Từ các thế kỉ IV – V, do những thay đổi về địa bàn cư trú, phân hóa nghề nghiệp, địa vị kinh tế,… nên tình trạng phân biệt chủng tộc ở Ấn Độ giảm bớt.
- Chế độ đẳng cấp Vác-na dần chuyển sang chế độ Cax-ta, theo đó, xã hội chia thành 4 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ.
+ Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì.
+ Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất.
- Ngoài những mâu thuẫn của chế độ cax-ta, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ thời phong kiến
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều