Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
- Bối cảnh:
+ Năm 1257, Mông Cổ lên kế hoạch đánh chiếm Nam Tống theo hai hướng: từ phía bắc đánh xuống và từ phía nam đánh lên (qua đường Đại Việt). Để thực hiện mục tiêu đó, Mông Cổ cử sứ giả đưa thư du hàng và đe doạ triều đình nhà Trần.
+ Vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho Trần Quốc Tuấn chỉ huy các tướng lĩnh đem quân thuỷ, bộ lên phòng ngự ở biên giới; truyền lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, sẵn sàng chiến đấu
+ Để tỏ rõ ý chí kiên quyết, vua Trần ra lệnh tống giam tất cả sứ giả Mông Cổ vào ngục.
Câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện rõ quyết tâm chống giặc
- Diễn biến:
+ Tháng 1/1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của quân dân nhà Trần chặn lại
+ Để bảo toàn lực lượng, vua Trần Thái Tông ra kệnh cho quân sĩ tạm thời rút lui; đồng thời cho nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”.
+ Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long, gặp cảnh vườn không nhà trống bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn nên lực lượng hao mòn dần.
+ Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu.
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất
- Kết quả: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1279, Nhà Nguyên ra lệnh chuẩn bị đánh chiếm Đại Việt. Theo kế hoạch, quân Nguyên đánh Chăm-pa trước để làm bàn đạp tấn công vào phía nam Đại Việt, phối hợp với quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía bắc Đại Việt.
+ Nhà Trần tích cực chuẩn bị kháng chiến: các hội nghị bàn kế sách đánh giặc được triệu tập; Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế, thống lĩnh quân đội; nhiều cuộc tập trận được tổ chức; quân lính thích chữ “Sát Thát" (giết giặc Mông Thát) lên cánh tay.
- Diễn biến
+ Cuối tháng 1/1285, quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt từ nhiều phía: Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân từ Trung Quốc tiến vào; Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa đánh phía Bắc.
+ Tháng 2/1285, trước thế mạnh của giặc, quân dân nhà Trần rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long, rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công.
+ Trong thời gian tháng 3 - 4/1285, nhân dân Đại Việt thực hiện kế sách thanh dã, phối hợp với quân triều đình chống giặc ở khắp nơi, khiến quân Nguyên lâm vào khó khăn.
+ Lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.
- Kết quả: Cuộc kháng chiến thắng lợi!
3. Cuộc kháng chiến lần thứ 3, chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288)
- Bối cảnh:
+ Cả hai lần tiến đánh Đại Việt đều bị thất bại, vua Nguyên tức giận, ra lệnh tạm hoãn xâm lược Nhật Bản để dồn binh lực quyết đánh Đại Việt lần thứ ba.
+ Biết trước nguy cơ quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến: vua Trần Nhân Tông ra lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng; Trần Quốc Tuấn tiếp tục được trao cho quyền tổng chỉ huy, nhà Trần tổ chức cuộc diễn tập lớn,...
- Diễn biến:
+ Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công vào Đại Việt: quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến theo đường Lạng Sơn; quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển vào sông Bạch Đằng. Tiếp sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.
+ Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của quân Trần nhưng thất bại.
+ Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền Lương của Trương Văn Hổ.
+ Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng.
Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288)
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Việt.
Trần Quốc Tuấn đích thân dội nước tắm cho Trần Quang Khải,
khéo léo gỡ bỏ mâu thuẫn gia tộc (tranh minh họa)
+ Nhà Trần có đường lối chiến lược đấu tranh đúng đắn: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh,…
+ Quân dân nhà Trần thực hiện nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo. Ví dụ: kế sách “thanh dã”…
+ Nhà Trần có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi, như: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Lê Phụ Trần,...
- Nguyên nhân khách quan: Quân Nguyên – Mông khi xâm lược Đại Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu lương thực; không hợp khí hậu, thuỷ thổ; không phát huy được sở trường của kị binh,...
* Ý nghĩa lịch sử của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Nâng cao vị thế của Đại Việt.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
- Góp phần xây dựng truyền thống của dân tộc, học thuyết quân sự và để lại nhiều bài học cho đời sau trong việc đấu tranh chống xâm lược.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều