Giải Lịch sử 7 trang 50 Kết nối tri thức
Với lời giải Lịch sử 7 trang 50 trong Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử lớp 7 trang 50.
Giải Lịch sử 7 trang 50 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 50 Lịch Sử lớp 7: Nêu những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Trả lời:
- Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê:
+ Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc.
+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và các đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành 10 đạo. Đến năm 1002, vua đổi đạo thành các lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.
Câu hỏi 1 trang 50 Lịch Sử lớp 7: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Đinh – Tiền Lê.
Trả lời:
- Xã hội phân chia thành 2 bộ phận là: thống trị và bị thống trị.
+ Bộ phận thống trị gồm: vua, quan.
+ Bộ phận bị thống trị, gồm: người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân) và nô tì. Trong đó: nông dân là lực lượng xã hội đông đảo nhất; nô tì có địa vị thấp kém nhất nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quan lại, quý tộc, cung đình…
Câu hỏi 2 trang 50 Lịch Sử lớp 7: Đời sông văn hóa thời Đinh – Tiền Lê có đặc điểm gì nổi bật.
Trả lời:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng.
+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là người có học, được triều đình trọng dụng và nhân dân quý trọng.
- Các loại hình văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,... có sự phục hồi và phát triển.
Luyện tập 1 trang 50 Lịch Sử lớp 7: Em hãy so sánh tổ chức chính Quyền thời Đinh – Tiền Lê với thời Ngô.
Trả lời:
a/ Giống nhau:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.
+ Chưa có luật pháp thành văn.
b/ Khác nhau:
- Tổ chức chính quyền nhà Ngô
+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.
+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.
- Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:
+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.
+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.
+ Định ra luật lệnh (năm 1002).
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.
Luyện tập 2 trang 50 Lịch Sử lớp 7: Em có nhận xét gì về vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981.
Trả lời:
* Nhận xét vai trò của Lê Hoàn:
- Lê Hoàn là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống xâm lược.
- Trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo. Ví dụ như: lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng để bố trị trận địa cọc ngầm, xây dựng trận địa quyết chiến với quân Tống….
=> Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 3 trang 50 Lịch Sử lớp 7: Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô là Hoa Lư không?
Trả lời:
- Nếu emlà Đinh Tiên Hoàng em sẽ không chọn Hoa Lư làm kinh đô vì:
+ Hoa Lư là nơi có địa hình hiểm trở, xung quanh đều là núi non bao bọc nên nếu bị quân địch bao vây chúng ta sẽ không thể thoát ra ngoài. Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho nhân dân và triều đình.
+ Mặt khác, địa thế hiểm trở của Hoa Lư cũng hạn chế sự phát triển của đất nước.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Lời giải bài tập Lịch sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Lịch Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)
Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT