Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Quảng cáo

1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

a. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

* Bối cảnh: Sau khi xâm chiếm Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp vừa củng cố bộ máy thống trị vừa bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.

* Thời gian tiến hành: 1897 - 1914

* Mục đích:

- Khai thác, bóc lột Việt Nam để thu lợi cho Pháp.

- Biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.

* Nội dung chương trình khai thác thuộc địa:

Quảng cáo

- Bộ máy nhà nước:

+ Thực hiện chính sách “chia để trị” (Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau)

+ Thâu tóm, chi phối bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Kinh tế

+ Tăng cường cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, chè, cao su.

+ Tập trung khai thác than và kim loại.

+ Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ cho việc khai thác tài nguyên và mục đích quân sự.

+ Duy trì các loại thuế cũ ban hành nhiều thuế mới

Quảng cáo

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Cầu Long Biên (Hà Nội) được xây dựng từ năm 1898 đến 1902

- Văn hoá - Giáo dục:

+ Duy trì giáo dục Nho học ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

+ Mở các trường dạy tiếng Pháp; mở một số viện nghiên cứu, trường đại học để truyền bá văn nhà Pháp vào Việt Nam

+ Cổ súy các hủ tục, tệ nạn xã hội.

Quảng cáo

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Ảnh chụp thanh niên Bắc Kỳ hút thuốc phiện (đầu thế kỉ XX)

b. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đến Việt Nam

* Tác động về kinh tế:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

- Tài nguyên vơi cạn.

- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

* Tác động về xã hội:

- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

+ Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

* Tác động về văn hóa:

- Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam

- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

a) Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Khuynh hướng chính trị: dân chủ tư sản

- Chủ trương cứu nước bằng biện pháp bạo động.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập.

+ Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

+ Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.

+ Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông, hoạt động của Việt Nam Quang phục hội dần tan rã.

b) Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Khuynh hướng chính trị: dân chủ tư sản

- Chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách dân chủ

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu.....

+ Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở một số tỉnh Trung Kỳ. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Phan Châu Trinh và nhiều đồng chi của ông bị bắt.

+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, ông tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn tất Thành

* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước:

- Nguyễn Tất Thành có tên thuở nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành đã có chí "đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào".

- Với mong muốn sang phương Tây xem họ làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

* Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu (1908 - 1917)

- Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11/4/1908.

- Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Năm 1917:

+ Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

+ Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử 8 hay, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên