Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Quảng cáo

1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.

+ Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế.

+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.

+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.

- Bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Quảng cáo

2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.

- Căn cứ ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai), sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).

- Phong trào thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân Đàng Trong

a) Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh

* Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

- Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt với tình thế bất lợi:

Quảng cáo

+ Phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân.

+ Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn.

=> Quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.

- Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

* Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Trong

- Tháng 6/1786, Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã.

- Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.

Quảng cáo

- Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.

b) Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (năm 1785)

- Bối cảnh:

+ Chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu.

+ Cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

- Chiến thắng tiêu biểu của quân Tây Sơn: trận Rạch Gầm - Xoài Mút

+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phong trào Tây Sơn

- Kết quả:

+ Gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước.

+ Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

c) Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)

- Bối cảnh:

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Động thái của quân Tây Sơn:

+ Rút khỏi Thăng Long để tránh thế giặc mạnh, bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Đêm 30 Tết (âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ Mùng 3 Tết, quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội).

+ Rạng sáng mùng 5 Tết, quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Phong trào Tây Sơn

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử 8 hay, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên