Hãy sưu tầm tư liệu về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước diễn ra ở khu vực vĩ tuyến 17

Lịch Sử 9 Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 - Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 93 Lịch Sử 9: Hãy sưu tầm tư liệu về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước diễn ra ở khu vực vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương-sông Bến Hải). Sau đó, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: “Khát vọng thống nhất non sông”.

Quảng cáo

Trả lời:

Lời giải:

(*) Tham khảo bài viết: Cầu Hiền Lương – Khát vọng thống nhất non sông

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời nhưng với âm mưu xâm lược và chia cắt lâu dài đất nước ta, Mỹ đã biến sông Bến Hải từ một dòng sông hiền hòa, thơ mộng trở thành nơi “chia mặt, cách lòng”, oằn mình để làm mốc phân chia đất nước Việt Nam. Nỗi đau chia cắt như một định mệnh khắc nghiệt làm cho đôi bờ Hiền Lương đi vào lịch sử như là một chứng tích bi hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thống nhất đất nước của dân tộc ta.

Hiếm có nơi nào trên thế giới mà cuộc chiến tranh đã diễn ra gay go, quyết liệt, dưới nhiều hình thức như cuộc chiến trên cầu Hiền Lương và bên bờ Hiền Lương. Một cuộc đấu tranh lúc bằng lý trí, khi thì bằng cả sự sống còn của thân phận con người dưới mưa bom, bão đạn. Một cuộc chiến đấu bằng mọi phương thức, thủ đoạn: đấu khẩu, đấu màu sơn của cầu, đấu loa và đấu màu cờ 2 bên bờ Bến Hải. Một cuộc chiến âm thanh và màu sắc.

Trong số những cột cờ nổi tiếng ở Việt Nam, cột cờ Hiền Lương sẽ được rất nhiều người nhớ tới với nhiều tình tiết lịch sử, đặc biệt là cuộc “chọi cờ” có một không hai. Bây giờ, mỗi lần đi trên Quốc lộ 1A qua bến Hiền Lương, hình ảnh đập vào mắt cao nhất, rõ nhất, đẹp nhất và cũng thiêng liêng nhất là cột cờ Hiền Lương. Với nhân dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của lòng yêu nước, cho ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do và cho khát vọng thống nhất đất nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), vĩ tuyến 17 chính là nơi đánh dấu sự chia cắt đất nước thành hai: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Cột cờ Hiền Lương được ra đời trong ý nghĩa nhằm xây dựng một biểu tượng để nhân dân đôi bờ Hiền Lương thấy được niềm tin, khơi nên một khát vọng cháy bỏng cho ngày thống nhất. Tại nơi này, từ năm 1956 đến năm 1967 đã diễn ra cuộc “chạy đua” độc đáo nhằm giành ưu thế về chiều cao của cột cờ và chiều rộng của lá cờ.

Cuộc chiến bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc trên đầu cầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm với 11 lần bị kẻ thù đánh gãy cột bằng bom đạn nhưng cột cờ này gãy xuống cột cờ khác lại mọc lên, hiên ngang trong lửa đạn như thách thức với quân thù. Dù trong chiến tranh ác liệt, quân và dân Vĩnh Linh bằng mọi giá, dù phải ngã xuống vẫn luôn giữ cho màu cờ Tổ quốc tung bay trên quê hương. Cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang Vĩnh Linh vẫn luôn chiến đấu với lời thề quyết tử: “Ngày nào tim còn đập thì lá cờ còn tung bay”.

Quảng cáo

Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên