Đề luyện thi Lịch Sử tốt nghiệp THPT năm 2024 có đáp án (Đề 7)



Đề luyện thi Lịch Sử tốt nghiệp THPT năm 2024 có đáp án - Đề 7

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề luyện thi tốt nghiệp THPT Lịch sử năm 2024 bản word có lời giải chi tiết:

Câu 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích

Quảng cáo

A. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

D. duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.

Câu 2. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo ;

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử;

3. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới;

4. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Quảng cáo

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 3, 2, 4.

C. 2, 3, 1, 4.

D. 2, 1, 4, 3.

Câu 3. Năm 1945, các quốc gia nào ờ Đông Nam Á giành và tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ?

A. Inđônêxia, Việt Nam và Lào.

B. Philíppin, Việt Nam và Lào.

C. Việt Nam và Lào.

D. Miến Điện, Inđônêxia và Việt Nam.

Câu 4. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì

A. thực dân Pháp xâm lược trở lại.

B. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.

C. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.

D. thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á.

Quảng cáo

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng những thách thức lớn kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN ?

A. Nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao.

B. Lệ thuộc vào vốn đầu tư và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.

C. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hoá dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.

D. Lợi dụng đất nước hội nhập, kẻ thù tìm cách thực hiện "diễn biến hoà bình"

Câu 6. Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách - mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho quá trình đổi mới đất nước ?

A. Đẩy mạnh cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.

B. Đẩy mạnh cuộc "cách mạng chất xám" để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.

C. Ứng dụng các thành tựu khoa học — kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đất nước.

D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên

Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng mục tiêu chủ yếu cùa Mĩ trong thực hiện chiến lược toàn cầu ?

Quảng cáo

A. Ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên thế giới.

B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

C. Vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới về kinh tế - tài chính.

D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

Câu 8. Để thực hiện mục tiêu trong chiến lược toàn cầu, chính quyền Mĩ đã dựa vào

A. nền khoa học — kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác với khối NATO.

B. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh,

C. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.

D. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử.

Câu 9. Ý nào không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam hiện nay ?

A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

B. ứng dụng các thành tựu khoa học — kĩ thuật.

C. Tăng cưởng xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 10. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH.

B. tiêu diệt tận gốc CNTB và chế độ người bóc lột người,

C. đoàn kết phong trảo công nhân quốc tế, thành lập Quốc tế Cộng sản.

D. chế ngự tham vọng thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" của Mĩ.

Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai có thể gọi là cách mạng khoa học - công nghệ là vì

A. cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ.

B. cuộc cách mạng bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử.

C. tìm ra được những nguồn năng lượng mới và công nghệ sinh học.

D. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật

Câu 12. Để thích nghi với xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải

A. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

B. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.

D. tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.

Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển từ tự phát lên tự giác của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 ?

A. Thành lập Công hội ở Sải Gòn - Chợ Lớn (1920).

B. Bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (1925).

C. Thành lập Đảng Lập hiến (1923).

D. Phong trào "chấn hưng nội hoá", "bài trừ ngoại hoá".

Câu 14. Ý nào không phải là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.

B. Xây dựng tổ chức cơ sở ở trong nước.

C. Tổ chức các cuộc ám sát những tên trùm thực dân và bọn phản động tay sai.

D. Ra sách, báo tuyên truyền trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ cách mạng.

Câu 15. Chủ trương "vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm

A. đưa cán bộ của Hội đến cùng sinh hoạt và lao động với công nhân.

B. tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

C. rèn luyện cán bộ của Hội trong môi trường sinh hoạt, lao động của giai cấp công nhân.

D. lãnh đạo công nhân đấu tranh chống đế quốc thực dân.

Câu 16. Án phẩm được coi là kim chi nam cho những cán bộ cách mạng Việt Nam trong nửa sau thập kỉ 20 của thế kỉ XX là

A. báo Thanh niên.

B. tạp chí Cộng sản.

C. tác phẩm Đường Kách mệnh.

D. báo An Nam trẻ.

Câu 17. Quá trình phân hoá của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929 ?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn,

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.

D. An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng

Câu 18. Ý nghĩa của việc ra đời ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì ?

A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công Việt Nam.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Tạo điều kiện cho sự xâm nhập chủ nghĩa Mác - Lenin vào phong trào công nhân.

Câu 19. Cương lĩnh chỉnh trị đầu tiên cùa Đảng Cộng sản Việt Nam được đánh giá là

A. cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi cùa cương lĩnh này.

B. biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam.

C. cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp.

D. cương lĩnh giải quyết nhiệm vụ dân tộc, chưa giải quyết nhiệm vụ giai cấp.

Câu 20. Ý nghĩa lớn nhất cùa phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì ?

A. Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

B. Tạo tiền đề cho sự hình thành liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất,

C. Khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành phân bộ của Quốc tế Cộng sản.

Câu 21. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên ở nước ta được thành lập trong giai đoạn 1939 - 1945 là

A. Căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai

B. Căn cứ Cao Bằng

C. Căn cứ Đồng Tháp

D. Liên khu V

Câu 22. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương (1940), thực dân Pháp đã hành động ra sao ?

A. Phát lệnh tổng động viên chống phát xít Nhật.

B. Bắt tay câu kết với Nhật Bản để cùng thống trị nhân dân ta.

C. Phối hợp với quân Đồng minh chiến đấu chống Nhật.

D. Hợp tác với Đảng Cộng sản Đông Dương chống Nhật Bản xâm lược.

Câu 23. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của dân tộc ta là

A. đế quốc Mĩ.

B. thực dân Pháp,

C. bọn tay sai.

D. phát xít Nhật và bọn tay sai.

Câu 24. Nội dung chính yếu của bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 là

A. tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

B. khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân, phong kiến.

C. khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.

D. nêu rõ quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam

Câu 25. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào "Tuần lễ vàng" và xây dựng "Quỹ độc lập" được phát động nhằm mục đích gì ?

A. Đáp ứng nhu cầu cung tiền tệ cho nhân dân.

B. Trang bị vũ khí, tăng cường tiềm lực quốc phòng,

C. Góp phần giải quyết những khó khăn về ngân sách quốc gia

D. Phát triển nền kinh tế.

Câu 26. Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập

A. Hũ gạo cứu đói.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Nha bình dân học vụ.

D. Cơ quan Giáo dục quốc gia.

Câu 27. Trong nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chính phù Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là

A. một quốc gia độc lập.

B. một quốc gia độc lập, tự do.

C. một quốc gia tự trị.

D. một quốc gia tự do.

Câu 28. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta được thể hiện qua các văn kiện nào ?

A. Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa, sắm vũ khí đuổi thù chung, Toàn dân kháng chiến.

B. sắm vũ khí đuổi thù chung, Nhật - Pháp bắn nhau và hành động cùa chúng ta, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, sắm vũ khí đuổi thù chung, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 29. Chiến dịch phản công đầu tiên của quân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào ?

A. Biên giới thu - đông năm 1950.

B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

D. Đông - Xuân 1953 - 1954.

Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong các kế hoạch Rơve (1949), Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) của thực dân Pháp ?

A. Đề ra trong thế bị động, sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp.

B. Nhằm mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh,

C. Phô trương thanh thế cho chính quyền tay sai.

D. Có sự đồng ý và viện trợ của Mĩ.

Câu 31. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc trong những năm 1958 — 1960 là gì ?

A. Cải cách ruộng đất

B. Khôi phục kinh tế

C. Cải tạo quan hệ sản xuất

D. Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên

Câu 32. Địa phương được đánh giá tiêu biểu nhất trong phong trào "Đồng khởi" (1959- 1960) là

A. Quảng Ngãi.

B. Bình Định.

C. Bến Tre.

D. Ninh Thuận.

Câu 33. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ m của Đảng (9-1960) đã quyết định và thông qua nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ

A. Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước, cũng như của cách mạng từng miền.

B. quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.

C. thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

D. bầu Ban Chấp hành Trung ương mới và bầu Bộ Chính trị.

Câu 34. Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1961-1965 là

A. "Chiến tranh đơn phương".

B. "Chiến tranh đặc biệt",

C. "Chiến tranh cục bộ".

D. "Việt Nam hoà chiến tranh".

Câu 35. Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh thế nào ?

A. Ra toàn miền Nam.

B. Ra cả miền Bắc.

C. Ra toàn Đông Dương.

D. Ra toàn miền Nam và Đông Dương.

Câu 36. Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nôi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yêu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là

A. mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn.

B. tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn

C. tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

D. tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Câu 37. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì

A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh xâm lược.

B. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

D. giáng một đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.

Câu 38. Nội dung nào như là công thức tổng quát về chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ờ miền Nam Việt Nam ?

A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yểu + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ

B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ

C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ

D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị của Mĩ

Câu 39. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau khi gỉai phóng miền nam ?

A. Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị và tư tưởng, kinh tế, văn hóa – xã hội

B. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, đưa cả nước tiên lên CNXH

C. Là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc

D. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu 40. Đường lối đổi mới được Đảng ta đề ra từ khi nào ?

A.Đại hội Đảng lần thứ IV (12—1976).

B.Đại hội Đảng lần thứ VI (12 1986).

C. Đại hội Đàng lần thứ V(3—1982).

D. Đại hội Đảng lần thứ VII (6—1991).

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D D C D A C C C C A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D A B C B C A C A A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B D A C C D D C C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C C B B B A C C C B

Xem thử

Tham khảo thêm các Đề thi trắc nghiệm môn Lịch Sử khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên