Các dạng đề bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (chọn lọc, cực hay)

Các dạng đề bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn lọc, cực hay

Tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Hi vọng với các dạng đề văn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 10 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

1. Dạng đề đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Tháng 6 , ngày 24, sao sa.

 Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng:

“Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”

Hưng Đạo Vương trả lời:

-“Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”

( Trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập II, NXBGD 2006)

a. Xác định biện pháp tu từ( về từ) trong đoạn: Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

* Gợi ý trả lời

Biện pháp tu từ( về từ): so sánh:

quân nó kéo đến như lửa, như gió

nó tiến chậm như các tằm ăn

-xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy

-có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được

Hiệu quả nghệ thuật: hàng loạt so sánh làm cho cách diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể, qua đó thấy được tài năng trong cách dùng binh cũng như thấy được tầm nhìn sâu rộng của nhà quân sự Hưng Đạo Vương khi ông đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân sẽ chống giặc thành công.

b. Trong văn bản có nói đến binh pháp. Binh pháp là gì? Binh pháp của Hưng Đạo Vương có điểm gì đáng chú ý?

* Gợi ý trả lời

Binh pháp là hệ thống tri thức về những vấn đề lí luận quân sự nói chung và phương pháp tác chiến nói riêng.

Binh pháp của Hưng Đạo Vương có điểm đáng chú ý là chống giặc phải tùy thời mà tạo thế, phải vận dụng linh hoạt, không có một khuôn mẫu nào nhất định.

Câu 2:  Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

* Gợi ý trả lời

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung:

+ Tư tưởng khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương là biết thương yêu dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực.

+ Những biểu hiện cụ thể khoan thư sức dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay: trong lãnh đạo, Đảng ta luôn phát huy truyền thống lấy dân làm gốc của cha ông. Đó là chăm lo đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là những đồng bào nơi đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo xa xôi

+ Phê phán tệ nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, những kẻ sống trên mồ hôi nước mắt của nhân dân.

+ Bài học nhận thức và hành động: thể hiện lòng biết ơn nhân dân, đóng góp sức mình trong xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(…)Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương : “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?”

Hưng Vũ Vương thưa: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!”

 Quốc Tuấn ngẫm cho là phải.

 Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương  Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.”

 Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

  • “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra”.

Định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.”(…)

( Trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trang 43, SGK Ngữ văn 10,Tập II, NXBGD 2006)

a. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

* Gợi ý trả lời

- Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự

b. Xác định biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thái độ của Hưng Đạo Vương với 2 người con trai? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?

* Gợi ý trả lời

Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thái độ của Hưng Đạo Vương với 2 người con trai: biện pháp đối lập.

Hiệu quả nghệ thuật: Qua biện pháp đối lập, câu chuyện thử thách với hai người con trai Quốc Hiến và Quốc Tảng với hai câu trả lời trái ngược nhau và hai thái độ khác nhau: ngầm cho là phải (với Quốc Hiến) và định giết, kể tội, đến chết không cho gặp mặt…( với Quốc Tảng) đã càng làm rõ tính cách thận trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái trong nhà một cách rất công bằng và nghiêm khắc của Hưng Đạo Vương.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học giáo dục con cái trong cuộc sống hôm nay.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung:

+ Cách giáo dục con cái của Hưng Đạo Vương vừa công bằng, vừa nghiêm khắc. Hưng Vũ Vương có cách trả lời ứng xử thấu tình đạt lí. Quốc Tảng trả lời có ý bất trung đã làm cho Hưng Đạo Vương nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử;

+ Ngày nay, những bậc làm cha mẹ cần học cách giáo dục con cái một cách đúng đắn. Được giáo dục tốt, con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân. Không nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.

+Trong xã hội hiện nay có nhiều cha mẹ nuông chiều con cái, chăm lo về tri thức, vật chất nhưng thiếu quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con dẫn đến nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, có suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.

 Câu 5: Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về một bậc anh hùng trong lịch sử mà anh (chị) biết.

* Gợi ý trả lời

Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây

  • Bậc anh hùng đó là ai? Diện mạo, tính cách của nhân vật đó như thế nào?
  • Học sinh có thể kể những câu chuyện mình biết về nhân vật anh hùng đó.

Học sinh có thể trình bày theo cách khác, miễn sao đảm bảo các ý cơ bản ở trên, diễn đạt hợp lí .

Bài mẫu tham khảo

         Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) – người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn. Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng"

 2.Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

* Gợi ý trả lời.

1. MỞ BÀI 

- Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên và bộ “Đại Việt sử kí toàn thư

Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15, có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam còn được lưu truyền tới ngày nay.

+ “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

- Khái quát nội dung đoạn trích: "Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn" khắc họa hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tài năng, đức độ cùng những bài học đạo lí quý báu.

2. THÂN BÀI 

a) Luận điểm 1: Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

-> Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân và rút ra kế sách: "Tùy thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

=> Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân.

b) Luận điểm 2: Lời trăng trối của Trần Quốc Tuấn với hai con trai.

- Thái độ và việc làm của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha:

+ Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ

+ Thái độ của Trần Quốc Tuấn: Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

=> Trần Quốc Tuấn chọn chữ trung, đặt quyền lợi của cả đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.

- Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:

+ Đem chuyện của cha kể với hai gia nô nhằm thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.

+ Cảm phục, khen ngợi sự trung thực, thẳng thắn, trung nghĩa của họ.

- Chuyện với hai người con trai:

+ Với Quốc Hiến: ngầm cho là phải.

+ Với Quốc Tảng: Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

=> Trần Quốc Tuấn là một vị tướng trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.

c) Luận điểm 3: Nhắc lại những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

- Công lao:

+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông

+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương" được ví như thượng phụ (cha vua)

+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khẳng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức không dám gọi tên.

+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

- Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.

=> Chân dung Trần Quốc Tuấn hiện lên là một nhân cách vĩ đại, sống mãi trong lòng nhân dân.

3. KẾT BÀI 

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.

+ Nội dung: Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lý quý báu mà ông để lại cho đời sau.

+ Nghệ thuật: Khắc họa chân dung nhân vật; cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.

Đề 2: Phân tích nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo  đại vương Trần Quốc Tuấn.

* Gợi ý trả lời.

1. Mở bài

1.1. Tác giả Ngô Sĩ Liên

Ngô Sĩ Liên (1400 - 1499) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

1.2. Đại Việt sử ký toàn thư và đoạn trích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

- “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam nhưng đậm chất văn học, ghi chép lại lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.

Đoạn trích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn giúp ta hiểu thêm tài năng xuất chúng cũng như sự đức độ của một nhân vật lịch sử, một nhà chính trị quân sự xuất chúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

1.3. Đánh giá chung về nhân vật Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

- Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng tài ba, là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc, có công lớn trong việc đánh bại quân Mông - Nguyên.

2. Thân bài

Hình ảnh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được khắc họa trong đoạn trích với những đặc điểm nổi bật về nhân cách, tài năng, đức độ.

2.1. Kế sách giữ nước.

- “Tháng 6, ngày 24, sao sa”: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên điềm xấu.

- Cách ghi chép theo trình tự thời gian.

- Kế sách:

+ Tùy thời mà có sách lược thích hợp

+ Toàn dân đoàn kết một lòng.

+ Khoan thư sức dân.

- Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” - thượng sách giữ nước.

- Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.

2.2. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn.

- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải” và mâu thuẫn Trung - Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.

- Hỏi mọi người:

+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “Chúng tôi... mà thôi”.

+ Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục… khen ngợi”.

=> Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.

+ Hai con:

  • Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ… một họ”: Ngầm cho là phải.
  • Hưng Nhượng Vương -> Rút gươm kể tội.

=> Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.

=> Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

2.3. Những công tích lớn của Trần Quốc Tuấn.

- Công lao:

+ Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông

+ Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương" được ví như thượng phụ (cha vua)

+ Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khẳng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên.

+ Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

2.4. Những nhân cách nổi bật của Trần Quốc Tuấn.

- Trung quân ái quốc, có một tình yêu nước sâu sắc và ý thức được trách nhiệm của mình phải bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu, sẵn sàng từ bỏ máu mủ ruột thịt khi họ có ý phản nghịch

- Là tấm gương sáng về đạo đức làm người: khiêm tốn, kính cẩn giữ mình làm tôi, thương yêu dân, tận tình với tướng sĩ...)

3.Kết bài 

1. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Cách kể chuyện mạch lạc, khúc chiết theo trình tự thời gian

- Các nhận xét được khéo léo đan lồng vào câu chuyện

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết đặc sắc, chọn lọc.

2. Cảm nhận về nhân vật Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người có tâm hồn cao đẹp, lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc mãnh liệt, tấm lòng với các tướng sĩ vừa chân tình vừa nghiêm khắc; một trí tuệ sắc sảo với sự hiểu biết tâm lí con người, có nghệ thuật tác động, thuyết phục, khích lệ rất tài tình.

Xem thêm các các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên