Tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất
Tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất
"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ Văn 10.
Tài liệu Tiếng Việt - Tập làm văn 10 Học kì 1
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Văn bản
- Lập dàn ý bài văn tự sự
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
- Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Luyện viết đoạn văn tự sự
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tóm tắt văn bản tự sự
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
- Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
- Trình bày về một vấn đề
- Lập kế hoạch cá nhân
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Tài liệu Tiếng Việt - Tập làm văn 10 Học kì 2
- Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Khái quát lịch sử tiếng Việt
- Phương pháp thuyết minh
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Tóm tắt văn bản thuyết minh
- Lập dàn ý bài văn nghị luận
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Lập luận trong văn nghị luận
- Văn bản văn học
- Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
- Nội dung và hình thức của văn bản văn học
- Các thao tác nghị luận
- Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Viết quảng cáo
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Xét ví dụ sau:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
(Trích Lão Hạc của Nam Cao)
+ Hoạt động giao tiếp của văn bản trên diễn ra giữa hai nhân vật đó là ông giáo và Lão Hạc. Hai người có quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau
+ Trong hoạt động giao tiếp trên, lão Hạc là người nói, ông giáo là người nghe. Xét về địa vị xã hội, ông giáo là vai trên, lão Hạc là vai dưới, xét về tuổi tác, lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới. Trong hoạt động giao tiếp, ông giáo và lão Hạc đã lần lượt đổi vai cho nhau. Đầu tiên, lão Hạc thông báo về việc bán chó, sau đó ông giáo hỏi lại, rồi lão Hạc lại tiếp tục kể chi tiết sự việc. Khi kể chuyện bán chó, lão Hạc đã khóc và tỏ ra đau đớn, dằn vặt, ông giáo lắng nghe và tỏ ra ái ngại cho lão Hạc
+ Hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp): Lão Hạc lâm vào cảnh cùng túng, nghèo khổ, phải bán đi cậu Vàng – người bạn duy nhất của lão và là kỉ vật con trai lão để lại. Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ, day dứt và đến chia sẻ cho ông giáo.
+ Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung lão Hạc kể với ông giáo sự việc bán chó của mình. Mục đích để ông giáo cùng chia sẻ nỗi buồn, sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán đi người bạn tri kỉ, đồng thời cũng là cách để lão Hạc bày tỏ nỗi lòng của mình
2. Kết luận
a. Khái niệm:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có 2 quá trình
- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
- Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)
Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau
c. Các nhân tố giao tiếp:
Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?
Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?
c. Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Trả lời:
a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái. Cả hai đểu còn trẻ tuổi.
b. Thời điểm diễn ra hoạt động giao tiếp: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp để chuyện trò, tâm tình của các đôi nam nữ.
c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:
- Dùng hình ảnh “Tre non đủ lá”, “đan sàng” để dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái. (Tre non đủ lá: ý muốn hỏi cô gái đã trưởng thành, chín chắn chưa. “Đan sàng” có thể kết duyên cùng chàng trai được không?” đó là nội dung mà chàng trai thể hiện trong cuộc giao tiếp, với mục đích ngỏ ý tế nhị.
- Mục đích: ngỏ ý, tỏ tình với cô gái (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).
d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý. Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
2. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)
Xác định nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp trong văn bản trên?
Trả lời:
- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ đang nói với chính lòng mình vì thế Bác vừa là người nói đồng thời cũng là người nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Khi đất nước còn đang dưới ách đô hộ,vận mệnh dân tộc còn đang bị đe dọa thì Bác lại bị giam cầm trong tù ngục, vì thế Bác lo lắng, trăn trở cho đất nước mà không ngủ được
- Nội dung giao tiếp: Nói về việc Bác không ngủ
- Mục đích giao tiếp: Thể hiện sự băn khoăn, trằn trọc, lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác
- Phương tiện, cách thức giao tiếp: Thông qua việc sáng tác thơ
3. Đọc đoạn hội thoại giữa Tấm và dì ghẻ trong truyện Tấm Cám :
Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm :
- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.
Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:
- Dì làm gì dưới gốc cây thế ?
- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.
Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.
(Tấm Cám)
Phân tích sự thay phiên vai giao tiếp, mục đích nói và cách nói của từng ngưòi trong đoạn hội thoại trên.
Trả lời:
- Trong hoạt động giao tiếp trên, Tấm và dì ghẻ đóng vai trò vừa là người nói vừa là người nghe. Hai người có sự luân phiên lượt lời trong hành động nói của mình:
+ Trước hết là lời của dì ghẻ lừa Tấm trèo lên cây cau, lúc này dì ghẻ trong vai người nói, Tấm là người nghe
+ Sau đó Tấm hỏi lại dì ghẻ vì thấy gốc cau bị rung lúc này Tấm là người nói, dì ghẻ là người nghe.
+ Cuối cùng là lời dì ghẻ nói với Tấm để che đậy hành động tội ác của mình. Dì ghẻ là người nói, Tấm là người nghe.
- Mục đích giao tiếp: Lời nói của mụ dì ghẻ thể hiện mục đích thâm độc với những thủ đoạn để lừa gạt, hãm hại Tấm. Tấm thật thà, hiền hậu tin theo lời dì ghẻ.
Văn bản
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Xét các ngữ liệu sau:
(1) “Giấy rách phải giữ lấy lề”
(2) Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
(3) LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!
Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
HỒ CHÍ MINH
a. Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Văn bản (1) : lời khuyên răn, gồm một câu.
Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, than thân trách phận, gồm nhiều câu, được viết bằng hình thức thơ lục bát.
Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.
b. Các vấn đề được đề cập trong văn bản
+ Văn bản (1): Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ được cốt cách, phẩm chất của mình.
+ Văn bản (2): thân phận của người nông dân trong xã hội cũ
+ Văn bản (3): Kêu gọi mọi người đứng lên kháng chiến chống Pháp.
c. Tính mạch lạc trong các văn bản nhiều câu
+ Văn bản (2): Mỗi cặp câu lục bát với sự so sánh, ví von, tạo thành một ý riêng, các ý được sắp xếp theo trình tự các sự việc được diễn ra, hai cặp câu thơ liên kết với nhau cả bằng hình thức và nội dung ý nghĩa
+ Văn bản (3): Hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài, các ý triển khai có trình tự mạch lạc, rõ ràng: Mở bài đưa ra vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề.
d. Mục đích của việc tạo lập các văn bản :
+ Văn bản (1): Khuyên răn, dạy bảo con người về lẽ sống (dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn lấy cốt cách, phẩm chất của mình).
+ Văn bản (2): Đồng cảm, thương xót cho t hân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến
+ Văn bản (3): Khích lệ lòng yêu nước, khơi dậy khí thế trong lòng nhân dân, kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.
e. So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3):
- Vấn đề được nói tới
+ Văn bản (1): Vấn đề xã hội
+ Văn bản (2): Vấn đề xã hội
+ Văn bản (3): vấn đề chính trị.
- Cách sử dụng từ ngữ:
+ Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (giấy rách, con cò, ăn, lộn cổ, vớt, nước trong, nước đục,...)
+ Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).
- Cách thức thể hiện nội dung :
+ Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
+ Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.
f. So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :
- Phạm vi sử dụng :
+ Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
+ Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
+ Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
+ Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.
- Mục đích giao tiếp cơ bản :
+ Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.
+ Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
+ Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …
+ Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
- Lớp từ ngữ riêng :
- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.
- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.
- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.
2. Kết luận
a. Khái niệm văn bản: Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một, nhiều câu hay nhiều đoạn.
b. Các đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
c. Các loại văn bản phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,..)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, luận văn, luận án,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (tuyên ngôn, hịch, lời kêu gọi,..)
- Văn bản thuộc pcnn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...)
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)
a. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn
c. Đặt nhan đề cho đoạn văn
Trả lời:
a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:
+ Toàn bộ đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.
+ Các câu văn còn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.
b) Đoạn văn được phát triển chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể:
+ Câu 1 nêu nội dung khái quát của toàn bộ đoạn văn
+ Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng cụ thể ở phía sau.
+ Câu 4, 5: Chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.
c) Có thể đặt nhan đề cho văn bản: Cơ thể và môi trường.
2. Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này.
Trả lời:
- Môi trường sống của loài ngưòi hiện nay đang bị hủy họai nghiêm trọng :
+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt, phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán kéo dài.
+ Các sông suối, nguồn nứơc ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp, của các nhà máy.
+ Các chất thải nhất là bao nilon vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy hoạch xử lí hàng ngày.
+ Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sdụng không theo quy hoạch.
+ Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của lòai người.
- Đặt nhan đề: Hãy cứu lấy môi trường
.............................
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều