Trắc nghiệm bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 (có đáp án)
Trắc nghiệm bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 (có đáp án)
Câu 1 : Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
B. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
C. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
D. Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
- Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
Chọn đáp án : D
Câu 2 : Tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:
A. Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc
B. Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây
C. Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…
D. Tất cả các đáp án trên
Tiền đề:
- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc
- Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây
- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm, phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này.
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Đầu thế kỉ XX, sự thay đổi chữ viết của nước ta có tác động như thế nào đến đời sống văn học nước nhà?
A. Chữ quốc ngữ ra đời và tồn tại song song với chữ Hán và chữ Nôm.
B. Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chính đến văn chương, nghệ thuật.
C. Chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong văn chương nghệ thuật.
D. Chữ quốc ngữ ra đời nhưng chưa tác động mạnh mẽ đến văn chương nghệ thuật.
Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ đến văn chương nghệ thuật
Chọn đáp án : B
Câu 4 : “Hiện đại hóa” văn học được hiểu là:
A. Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
B. Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào Trung Hoa.
C. Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến
D. Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học theo văn hóa Pháp
Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Qúa trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Quá trình hiện đại hóa chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)
- Giai đoạn thứ hai ( khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)
- Giai đoạn thứ ba ( khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)
Chọn đáp án : C
Câu 6 : Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Văn học dân gian và văn học viết
B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
C. Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
D. Văn học công khai và văn học không công khai
Văn học hình thành hai bộ phận:
- Bộ phận văn học công khai
- Bộ phận văn học không công khai
Chọn đáp án : D
Câu 7 : Nội dung sau đúng hay sai? “Bộ phận văn học công khai không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân”
A. Đúng
B. Sai
- Đúng
- Bộ phận văn học công khai: là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân
Chọn đáp án : A
Câu 8 : Thể loại chính của xu hướng văn học hiện thực là:
A. Thơ trữ tình
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Văn xuôi trữ tình
E. Phóng sự
Thể loại của xu hướng văn học hiện thực trong bộ phận văn học không công khai:
- Tiểu thuyết
- Truyện ngắn
- Phóng sự
Câu 9 : Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
A. Đấu tranh chống thực dân và tay sai
B. Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
C. Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
D. Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Nội dung bộ phận văn học không công khai:
- Đấu tranh chống thực dân và tay sai
- Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
- Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Nội dung thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ là thuộc văn học lãng mạn.
Đáp án cần chọn là: C
Chọn đáp án : C
Câu 10 : Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là:
A. Hình tượng người nghệ sĩ
B. Hình tượng người thi sĩ
C. Hình tượng người chiến sĩ
D. Tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo
Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là hình tượng người chiến sĩ.
Chọn đáp án : C
Câu 11 : Đáp án nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?
A. Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau
B. Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.
C. Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ với nhau
D. Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau
Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau
Chọn đáp án : B
Câu 12 : Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Nội dung yêu nước
B. Nội dung nhân đạo
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Nội dung yêu nước: Yêu nước gắn liền với quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản
- Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tỉnh cá nhân của người cầm bút
Chọn đáp án : C
Câu 13 : Thể loại văn học nào mới xuất hiện trong giai đoạn 1930 – 1945?
A. Tiểu thuyết chương hồi
B. Hát nói, kịch, biểu, cáo
C. Phóng sự, phê bình văn học
D. Tiểu thuyết, truyện thơ
Thể loại văn học mới xuất hiện: phóng sự, phê bình văn học.
Chọn đáp án : C
Câu 14 : Đáp án không phải đặc điểm ngôn ngữ của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kí XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Ngôn ngữ gần gũi, hiện đại
B. Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm
C. Lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại vẫn được sử dụng và tuân thủ chặt chẽ
D. Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú
Ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ gần gũi, từng bước hiện đại
- Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại
- Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú
Chọn đáp án : C
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Hai đứa trẻ
- Trắc nghiệm bài Ngữ cảnh
- Trắc nghiệm bài Chữ người tử tù
- Trắc nghiệm bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều