Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tác giả Tác phẩm - sách mới)

Tác giả tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ chương trình sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản.

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tác giả Tác phẩm - sách mới)

Quảng cáo

Bài giảng: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

I. Đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng

- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc

- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn

II. Đôi nét về tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

Quảng cáo

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác

- Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác

3. Giá trị nội dung

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

4. Giá trị nghệ thuật

- Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

Quảng cáo

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng (khái quát những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ

- Nêu luận điểm một cách trực tiếp: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời haotj động chính trị lay chuyển trời đất với đười sống vbinhf thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

- Trong 60 năm cuộc đời, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một con người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sangsm thanh bạch, tuyệt đẹp

⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạng đức tính giản dị ở Bác Hồ.

2. Những biểu hiện đứuc tính giản dị của Bác

Quảng cáo

- Trong lối sống:

   + Bữa ăn: chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất.

⇒ Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ

   + Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn

⇒ Đời sống thanh bạch và tao nhã

   + Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày

⇒ Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực

- Trong quan hệ với mọi người:

   + Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít

   + Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí

   + Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…

- Giản dị trong lời nói và bài viết: câu nói, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ…

⇒ Đức tính giản dị của Bác thể hiện nhất quán trong lối sống, trong quan hệ với mọi người và trong cách nói, bài viết

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

   + Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, chứng cứ xác thực, phong phú…

- Bài học rút ra cho bản thân: sống giản dị, gần gũi, thân thiện với mọi người…

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên