Bài tập trắc nghiệm Di truyền cấp độ tế bào (phần 1)



Chuyên đề: Di truyền cấp độ tế bào

Câu 1: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFG.HI và abcdefg.hi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:

A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.

B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.

C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.

D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.

Câu 2: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính

A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể.

B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia.

C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường.

D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX.

Câu 3: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng

A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.

B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.

C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.

D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST.

Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:

A. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

D. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Câu 5: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.

B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.

D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

Câu 6: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là

A. 2n – 2

B. 2n – 1 – 1

C. 2n – 2 + 4

D. A, B đúng.

Câu 7: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:

A. AaBbDDdEe và AaBbddEe.

B. AaBbDddEe và AaBbDEe.

C. AaBbDDddEe và AaBbEe.

D. AaBbDddEe và AaBbddEe.

Câu 8: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. một số cặp nhiễm sắc thể.

B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.

D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 9: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?

A. 7.    B. 14.    C. 35.    D. 21.

Câu 10: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

A. mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 11: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự

A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.

B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.

C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.

Câu 12: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

B. ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. dài hơn so với mARN bình thường.

D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Câu 13: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

A. sợi ADN.

B. sợi cơ bản.

C. sợi nhiễm sắc.

D. cấu trúc siêu xoắn.

Câu 14: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen có lông ở lá - gen lá láng bóng – gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy ra?

A. Chuyển đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Mất đoạn.

Câu 15: Một tế bào sinh dục, trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển động tương hỗ giữa 2 NST. Về lý thuyết tỉ lệ loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn bằng

A. 1/4    B. 1/3    C. 1/2.    D. 3/4

Câu 16: Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là

A. Số lượng NST.

B. Nguồn gốc NST.

C. Hình dạng NST.

D. Kích thước NST.

Câu 17: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể giúp

A. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

B. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

C. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

D. tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.

Câu 18: Một tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng nguyên phân một số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều giảm phân bình thường cho 160 giao tử. Số NST trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong số các trứng là 576 NST. Bộ NST lưỡng bội của loài

A. 2n = 4.

B. 2n = 8.

C. 2n = 6.

D. 2n = 12.

Câu 19: Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội?

A. Cơ quan sinh dưỡng bình thường.

B. Cơ quan sinh dưỡng to lớn.

C. Tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm.

D. Dễ bị thoái hóa giống.

Câu 20: Khi quan sát bộ NST trên tiêu bản, thấy có một NST có kích thước ngắn hơn bình thường một cách rõ ràng. Dạng đột biến này có thể là

A. đảo đoạn NST hay chuyển đoạn NST.

B. mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn giữa các NST.

C. chuyển đoạn trên cùng NST hay mất đoạn ngắn NST.

D. mất một đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.

Đáp án

1 A2A3 A 4 D 5 A
6 D7B8 D 9 A 10 B
11 D12D13 C 14 C 15 D
16 B17A18 D 19 B 20 B

Câu 18:

Gọi số lần lần nguyên phân của 2 loại tế bào này là k (k ∈N)

1 tế bào sinh tinh sau giảm phân cho 4 tinh trùng

1 tế bào sinh trứng sau giảm phân cho 1 trứng.

Vì thế số giao tử được tạo ra là:

4.2k + 2k = 160

2k = 160 : 5 = 32 = 25

⇒k = 5

Gọi n là số NST trong bộ đơn bội của loài.

Số NST trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong số các trứng là 576 NST tức là:

4.25.n – 25.n = 567

⇒ n = 6

Vậy 2n = 12.

Đáp án D

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cap-do-te-bao.jsp


Tài liệu giáo viên