Bài tập trắc nghiệm Di truyền người (phần 3)



Chuyên đề: Di truyền người

Câu 41: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: “Bằng phương pháp … ở người, ngày nay người ta đã xác định được các gen quy định tính trạng như tóc quăn là trội so với tóc thẳng; bệnh mù màu đỏ và màu lục, máu khó đông là do những gen lặn trên NST X quy định; tật dính ngón tay số 2 và số 3 là do gen nằm trên NST Y quy định.”

A. nghiên cứu phả hệ

B. nghiên cứu đồng sinh

C. nghiên cứu tế bào học

D. di truyền học phân tử

Câu 42: Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nào được thực hiện dựa trên quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST trong tế bào của người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường?

A. Phương pháp nghiên cứu đồng sinh

B. Phương pháp di truyền học phân tử

C. Phương pháp nghiên cứu tế bào

D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.

Câu 43: Ở người, tính trạng nào dưới đây phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen?

A. Trọng lượng cơ thể.

B. Trí thông minh.

C. Nhóm máu.

D. Chiều cao cơ thể.

Câu 44: Ở người, phương pháp nghiên cứu tế bào học có thể phát hiện được hội chứng bệnh nào dưới đây?

A. Hội chứng tiếng khóc mèo kêu.

B. Hội chứng Cushing.

C. Hội chứng Alzheimer.

D. Hội chứng Đao.

Câu 45: Cho biết màu da của người do 3 gen A, B và C quy định theo kiểu tưởng tác cộng gộp. Khi 2 người có cùng kiểu gen AaBbCc kết hôn với nhau thì xác suất để có 1 người con có 2 alen trội là

A. 1/64    B. 6/64.    C. 15/64.    D. 20/64

Câu 46: Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, người con có nhóm máu AB thì bố hoặc mẹ không thể mang

A. Nhóm máu A.

B. Nhóm máu B.

C. Nhóm máu O.

D. Nhóm máu AB.

Câu 47: Trong các nhận định sau, nhận định nào không nói về nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh bệnh ung thư?

A. Sự gia tăng hàm lượng khí nhà kính làm Trái đất nóng lên.

B. Ảnh hưởng của các tia phóng xạ, hoá chất gây đột biến.

C. Sự xâm nhiễm của các virut gây ung thư.

D. Đột biến gen, đột biến NST phát sinh ngẫu nhiên.

Câu 48: Việc làm nào dưới đây làm tăng gánh nặng di truyền cho loài người?

A. Bảo vệ và cải tạo môi trường.

B. Tư vấn di truyền và tiến hành sàng lọc trước khi sinh.

C. Có lối sống lành mạnh và khoa học.

D. Duy trì kết hôn gần qua nhiều thế hệ.

Câu 49: Kĩ thuật của liệu pháp gen thực chất là

A. kĩ thuật xác định chỉ số ADN.

B. kĩ thuật chuyển gen.

C. kĩ thuật gây bất hoạt gen gây bệnh.

D. kĩ thuật loại bỏ các gen lành ra khỏi cơ thể.

Câu 50: Điểm thuận lợi nhất trong việc cấy ghép gen ở người là

A. số lượng gen ở người rất ít, dễ xác định được vị trí.

B. cơ thể người không có cơ chế đào thải các gen lạ.

C. sự hiểu biết về hệ gen người khá đầy đủ.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 51: Bệnh bạch tạng là một bệnh do gen lặn trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng bình thường có con đầu lòng mắc bệnh bạch tạng. Xác suất để hai người con sau của họ không mắc bệnh là bao nhiêu?

A. 56,25%    B. 50%.    C. 32%    D. 12,5%

Câu 52: Ở người, gen gây bệnh máu khó đông là một gen lặn nằm trên NST giới tính X. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra con trai đầu lòng bị máu khó đông. Tính xác suất để người con thứ hai là con gái và không mắc bệnh.

A. 37,5%    B. 50%    C. 75%    D. 100%

Câu 53: Nhóm máu ở người do 1 gen có 3 alen quy định IA, IB, IO. Một người có nhóm máu A kết hôn với một người có nhóm máu AB. Con của họ không thể có nhóm máu nào sau đây?

A. A    B. B    C. AB.    D. O.

Câu 54: Tại sao bệnh mù màu và bệnh máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới?

A. Vì gen quy định hai tính trạng trên là gen trội nằm trên NST X không có alen trên Y.

B. Vì gen quy định hai tính trạng trên là gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y.

C. Vì gen nằm trên NST thường nhưng bị kiểm soát bởi hoocmon sinh dục nam.

D. Vì gen quy định 2 tính trạng trên là gen lặn nằm trên X và có alen tương ứng trên Y.

Câu 55: Hiện tượng “di truyền chéo” liên quan đến trường hợp sau đây?

A. Gen nằm trên NST thường.

B. Gen nằm trên NST Y không có alen trên X.

C. Gen nằm trên NST X không có alen trên Y.

D. Gen nằm trên NST giới tính X và Y.

Câu 56: Nếu đột biến lệch bội diễn ra ở các NST có kích thước lớn, điều gì sẽ xảy ra?

A. Cơ thể con có kiểu hình đột biến.

B. Thai nhi bị chết ở giai đoạn sớm.

C. Thai nhi dễ dàng bị sẩy thai hoặc sinh non.

D. Cơ thể con mắc một số bệnh tật di truyền.

Câu 57: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.

B. Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ.

C. Sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X.

D. Nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính.

Câu 58: Chu kì nhân lên của virut HIV diễn ra theo trật tự nào?

A. Virut xâm nhập → tổng hợp mạch đơn ARN → hình thành ADN mạch kép → ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ → tổng hợp ARN virut tổng hợp → prôtêin virut → HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.

B. Virut xâm nhập → tổng hợp mạch đơn ADN → hình thành ARN kép → ARN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ → tổng hợp ARN virut → tổng hợp prôtêin virut → HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.

C. Virut xâm nhập → tổng hợp mạch đơn ARN → hình thành ADN → ARN mạch kép → ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ → tổng hợp ARN virut → tổng hợp prôtêin virut → HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.

D. Virut xâm nhập → tổng hợp mạch đơn ADN → hình thành ADN mạch kép → ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ → tổng hợp ARN virut → tổng hợp prôtêin virut → HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.

Câu 59: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?

A. Bệnh ung thư vú ở người thường phát sinh do một đột biến gen trội.

B. Bệnh ung thư chỉ phát sinh do tác động của các nhân tố vô sinh.

C. Ở người, đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thanh gen ung thư thường là đột biến trội.

D. Ở người, đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.

Câu 60: Virut HIV có bộ máy di truyền như thế nào?

A. Gồm 2 phân tử ARN với số lượng ribônuclêôtit rất ít.

B. Gồm 1 phân tử ARN với số lượng ribônuclêôtit rất nhiều.

C. Gồm 1 phân tử ADN với số lượng nuclêôtit rất ít.

D. Gồm 2 phân tử ADN với số lượng nuclêôtit rất nhiều.

Đáp án

41 A42C43 C 44 D 45 D
46 C47A48 D 49 B 50 C
51 A52B53 D 54 B 55 C
56 B57A58 D 59 C 60 A

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-nguoi.jsp


Tài liệu giáo viên