Bài tập trắc nghiệm Di truyền người (phần 5)
Chuyên đề: Di truyền người
Câu 81: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: “Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm phát sinh do sự thay thế cặp …(a)… bằng cặp …(b)… ở côđon …(c)… của gen …(d)…, dẫn đến thay thế axit amin glutamic bằng valin trên prôtêin.”
A. (a): A – T; (b): T – A; (c): 3; (d): α-hêmôglôbin
B. (a): T – A; (b): A – T; (c): 6; (d): β-hêmôglôbin
C. (a): T – A; (b): X – G; (c): 6; (d): α-hêmôglôbin
D. (a): A – T; (b): G – X ; (c): 6; (d): β-hêmôglôbin
Câu 82: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là
A. 1/3 B. 7/5 C. 7/18 D. 31/36
Câu 83: Vì sao người bị hội chứng Đao (có 3 NST thứ 21) có khả năng sống sót cao hơn so với nhiều trường hợp bị những dạng ba trên NST thường khác?
A. Vì NST 21 mang gen quy định về tính trạng tuổi thọ.
B. Vì NST 21 không mang gen quy định các tính trạng.
C. Vì NST 21 có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu (trước khi đột biến).
D. Vì NST 21 có số lượng gen ít hơn phần lớn các NST khác.
Câu 84: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Về mặt lý thuyết, xác suất để họ sinh người con thứ hai là con trai và không bị bệnh là
A. 3/8 B. 3/4 C. 9/32 D. 1/8
Câu 85: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của di truyền học tư vấn là?
A. Chuẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có các bệnh này.
B. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.
C. Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế kết quả xấu của ô nhiễm môi trường.
D. Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.
Câu 86: Trong các kĩ thuật sau kĩ thuật sau, kĩ thuật nào được sử dụng chẩn đoán trước sinh hiện nay?
1. chọc dò dịch ối.
2. xét nghiệm máu mẹ
3. sinh thiết tua thau nhai..
4. sinh thiết máu cuống rốn.
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 1 và 4.
D. 2 và 4.
Câu 87: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: “Bệnh di truyền là bệnh của bộ máy di truyền, do sai khác trong …(1)… của bộ NST, bộ gen hoặc do …(2)… trong quá trình hoạt động của gen.”
A. (1): hình thái; (2): sai khác
B. (1): hình thái; (2): sai sót
C. (1): cấu tạo; (2): sai sót
D. (1): cấu tạo; (2): sai khác
Câu 88: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là bệnh làm suy giảm khả năng …(1)… của cơ thể do virut …(2)… gây ra.”
A. (1): đề kháng; (2): HPV
B. (1): tiêu hóa; (2): HSV
C. (1): đề kháng; (2): HIV
D. (1): thích nghi; (2): HCV
Câu 89: Có ba alen quy định các nhóm máu hệ ABO ở người là IA, IB và IO trong đó IA, IB trội hoàn toàn so với IO, IA và IB tương đương nhau. Một cặp vợ chồng sinh được một người con trai có nhóm máu O, một người con trai có nhóm máu A và một người con gái có nhóm máu B. Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ.
A. Bố có kiểu gen IAIO, mẹ có kiểu gen IBIO hoặc ngược lại.
B. Bố có kiểu gen IAIB, mẹ có kiểu gen IOIO hoặc ngược lại.
C. Bố có kiểu gen IAIA, mẹ có kiểu gen IBIB hoặc ngược lại.
D. Bố có kiểu gen IAIB, mẹ có kiểu gen IBIO hoặc ngược lại.
Câu 90: Ở người, dấu hiệu nào dưới đây giúp chúng ta nhận ra tính trạng bệnh là tính trạng lặn?
A. Bố mẹ không bị bệnh nhưng con sinh ra lại bị bệnh.
B. Mẹ bị bệnh nhưng con sinh ra không bị bệnh.
C. Bố bị bệnh nhưng con sinh ra không bị bệnh.
D. Bố mẹ bị bệnh nhưng con sinh ra lại không bị bệnh.
Câu 91: Để phòng ngừa ung thư và bảo vệ tương lai di truyền của loài người, chúng ta phải làm gì?
A. Bảo vệ môi trường sống để hạn chế tác nhân gây ung thư.
B. Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.
C. Không kết hôn gần.
D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 92: Liệu pháp gen không sử dụng biện pháp nào dưới đây?
A. Gây bất hoạt gen gây bệnh.
B. Thay thế gen bệnh bằng gen lành.
C. Bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
D. Không dùng tất cả các biện pháp trên.
Câu 93: Nguyên nhân gây ra hiện tượng khuyết tật trí tuệ ở người thường là do
A. di truyền theo phả hệ.
B. một gen bị đột biến hoặc do đột biến NST.
C. ảnh hưởng của tập quán hoạt động trong đời sống cá thể.
D. thường biến để thích nghi với điều kiện môi trường.
Câu 94: Ở người, bệnh bạch tạng là do đột biến gen lặn trên NST thường gây nên. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra được 1 người con bình thường và 1 người con bị bạch tạng. Nếu người con bình thường kết hôn với một người bị bạch tạng thì xác suất sinh ra con bị bạch tạng là bao nhiêu %?
A. 25% B. 33,33% C. 50% D. 66,67%
Câu 95: Mẹ bị đột biến thể một cặp nhiễm sắc thể số 4, bố bị đột biến thể ba cặp nhiễm sắc thể số 2. Cho rằng trong giảm phân của bố và mẹ, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường, không phát sinh đột biến mới. Người con đầu của họ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bằng số lượng nhiễm sắc thể của người bình thường. Khả năng người con đó của họ bị đột biến nhiễm sắc thể là
A. 25%. B. 37,5%. C. 50%. D. 75%.
Câu 96: Một trường hợp đặc biệt xảy ra khiến hai anh em sinh đôi cùng trứng trong một gia đình được nuôi dưỡng ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Khi trưởng thành người ta nhận thấy người anh cân nặng 78kg còn người em là 60kg. Cho rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình sống. Giải thích đúng về sự khác biệt giữa hai anh em là
A. Kiểu gen qui định cân nặng của hai anh em hoàn toàn khác nhau.
B. Gen qui định cân nặng ở người tác động đa hiệu.
C. Gen qui định tính trạng cân nặng thay đổi khi môi trường thay đổi.
D. Gen qui định cân nặng ở người có mức phản ứng rộng.
Câu 97: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?
A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
B. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
C. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.
D. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.
Câu 98: Xơ nang là một bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do có trở ngại trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chuẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bố hoặc mẹ là đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang.
B. Các con là dị hợp tử gen gây bệnh xơ nang.
C. Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái)
D. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4
Câu 99: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng có da bình thường nhưng có em trai chồng và anh của vợ bị bạch tạng, những người khác trong gia đình đều bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai bình thường là
A.5/6. B. 1/9. C. 7/16. D. 5/18.
Câu 100: Mẹ có kiểu gen XBXB bố có kiểu gen XbY, kiểu gen của con gái là XBXbXb. Cho biết trong quá trình giảm phân của bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Đáp án
81 | B | 82 | B | 83 | D | 84 | A | 85 | D |
86 | B | 87 | C | 88 | C | 89 | A | 90 | A |
91 | D | 92 | A | 93 | B | 94 | B | 95 | C |
96 | D | 97 | D | 98 | D | 99 | C | 100 | B |
Câu 82:
Đáp án B
Ta thấy I.5 và I.6 bình thường trong khi II.13 bị bệnh nên ta rút ra kết luận: Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định
Quy ước: A – Bình thường, a – Bị bệnh.
Vì III.14 bị bệnh nên III.15 có thể có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa
Vậy khi người số III.15 tạo giao tử thì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là 2/3A : 1/3a
Người số II.11 có kiểu gen Aa; người số II.12 có thể có kiểu gen 1/3 AA : 2/3 Aa
→ Người số III.16 có thể có kiểu gen 2/5 AA : 3/5 Aa
Vậy khi người số III.16 tạo giao tử tì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là 7/10A : 3/10a
Vậy khả năng sinh ra cơ thể không mang gen gây bệnh (AA) là: 2/3 × 7/10= 7/15
Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều