Bài tập trắc nghiệm Di truyền quần thể (phần 2)



Chuyên đề: Di truyền quần thể

Câu 21: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 30% AA: 20% Aa : 50% aa. Tiến hành loại bỏ tất cả các cá thể có kiểu hình lặn, sau đó để các cá thể giao phối tự do thì thành phần kiểu gen của quần thể F1

A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.

B. 81% AA : 18% Aa : 1% aa.

C. 64% AA : 32% Aa : 4% aa.

D. 60% AA : 40% aa.

Câu 22: Một quần thể có 360 cá thể kiểu gen AA, 280 cá thể có kiểu gen Aa, 360 cá thể có kiểu gen aa. Nhận đinh nào dưới đây đúng?

A. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

B. Tần số của alen A là 0,6.

C. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25.

D. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 0,36.

Câu 23: Một quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu P : 35 AA : 14 Aa : 91 aa. Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen aa F3 trong quần thể là

A. 69,375 %.    B. 75,215 %.     C. 51,45 %.     D. 18,75 %.

Câu 24: Trong một trại chăn nuôi có 1200 con bò, trong đó có 432 con lông đen, 576 con lông lang trắng đen và số còn lại là bò lông vàng. Biết rằng, kiểu gen AA quy định lông đen, Aa quy định lông lang trắng đen, aa quy định lông vàng. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là

A. A = 0,8; a = 0,2.

B. A = 0,6; a = 0,4.

C. A = 0,4; a = 0,6.

C. A = 0,84; a = 0,16.

Câu 25: Cho gen A quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu có 1 cá thể mang kiểu gen Aa và 2 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 4 quần thể có

A. 0,168 hạt đỏ : 0,832 hạt trắng.

B. 0,75% hạt đỏ : 0,25% hạt trắng.

C. 0,31 hạt đỏ : 0,69 hạt trắng.

D. 0,5 hạt đỏ : 0,5 hạt trắng.

Câu 26: Nếu cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa, thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là

A. 0,55 AA : 0,1 Aa : 0,35 aa.

B. 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa.

C. 0,2 Aa : 0,8 aa.

D. 0,8 Aa : 0,2 aa.

Câu 27: Trong một quần thể lưỡng bội, giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể này là

A. 91%    B. 96%    C. 87,36%    D. 56%

Câu 28: Một quần thể tự phối ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa là 10%, còn lại là 2 kiểu gen là AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể còn lại là 1,875%. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể gốc.

A. 0,3 AA + 0,6 Aa + 0,1 aa = 1.

B. 0,6 AA + 0,3 Aa + 0,1 aa = 1.

C. 0,0375 AA + 0,8625 Aa + 0,1 aa = 1.

D. 0,8625 AA + 0,0375 Aa + 0,1 aa = 1.

Câu 29: Một quần thể giao phối có cấu trúc ban đầu là: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3 aaBB: 0,3 aabb. Tính tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp sau 1 thế hệ là:

A. 42%    B. 50%    C. 21%    D. 25%

Câu 30: Ở thỏ, màu lông vàng do 1 gen có 2 alen qui định, gen a qui định lông vàng, nằm trên NST thường, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ giao phối ngẫu nhiên, tính trung bình có 16% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối với nhau thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế hệ kế tiếp theo lý thuyết là bao nhiêu?

A. 5,3%.     B. 8,1%.    C. 3,2%.     D. 4,5%.

Câu 31: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một lô cut gồm 3 alen (A1, A2, A3) theo thứ tự bậc trội lặn là A1 : cánh đen, trội hơn A2 : cánh xám; A2 : cánh xám, trội hơn A3 : cánh trắng. Trong một cuộc điều tra ở một quần thể bướm, người ta thu được tần số alen như sau: A1 = 0,4; A2 = 0,4; A3 = 0,2. Nếu quần thể này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên thì tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen, cánh xám, cánh trắng ở thế hệ sau lần lượt là

A. 0,48; 0,32; 0,2.

B. 0,64; 0,32; 0,04.

C. 0,74; 0,25; 0,01.

D. 0,32; 0,48; 0,2

Câu 32: Nhận định nào không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối?

A. Sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật, sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.

C. Qua nhiều thế hệ tự phối, các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.

D. Làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ của thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, giảm sức sống.

Câu 33: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen. Phép lai giữa ruồi đực thân đen với ruồi cái thân xám thu được F1 50% ruồi thân xám; 50% ruồi thân đen. Cho F1 ngẫu phối thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:

A. 0,0625 BB : 0,375 Bb : 0,5625 bb.

B. 0,25 BB : 0,5 Bb : 0,25 bb.

C. 0,125 BB : 0,5 Bb : 0,375 bb.

D. 0,5625 BB : 0,375 Bb : 0,0625 bb.

Câu 34: Nếu có một quần thể giao phối ở một thời điểm nào đó chưa có sự cân bằng di truyền thì khi nào quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A. Sau nhiều thế hệ tự do giao phối tuỳ thuộc và thành phần kiểu gen của P.

B. Sau 2 thế hệ tự do giao phối.

C. Sau 1 thế hệ tự do giao phối.

D. Không thể đạt trạng thái cân bằng di truyền được.

Câu 35: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp. Thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ 3 là:

A. 0,2 AA : 0,4 Aa : 0,4 aa.

B. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa.

C. 0,4375 AA : 0,125 Aa : 0,4375 aa.

D. 0,25 AA : 0,5Aa : 0,25aa.

Câu 36: Ở bò, gen quy định chiều cao chân là 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường, trong đó A quy định chân cao còn a quy định chân thấp. Ở 1 trang trại nhân giống, có 1 con đực giống chân cao và 50 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có có 75% cá thể chân cao và 25% còn lại là chân thấp. Trong số 10 con đực nói trên, có bao nhiêu con thuần chủng về tính trạng chiều cao chân?

A. 4 con.    B. 5 con.    C. 6 con.    D. 7 con.

Câu 37: Tại sao trong quần thể ngẫu phối lại khó tìm được 2 cá thể giống nhau?

A. Do một gen thường có nhiều alen khác nhau.

B. Do số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn.

C. Do các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do.

D. Do số biến dị tổ hợp rất lớn.

Câu 38: Một quần thể ngẫu phối đang chịu tác động của CLTN có cấu trúc di truyền qua các thế hệ như sau:

P: 0,60 AA + 0,30Aa + 0,10aa = 1.

F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.

F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.

F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.

Nhận xét nào sau đây đúng nhất về tác động của CLTN đến quần thể này?

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị loại bỏ dần dần.

B. CLTN đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp.

C. CLTN đang loại bỏ những kiểu gen đồng hợp.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị loại bỏ dần dần.

Câu 39: Cho một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là P: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Do điều kiện môi trường thay đổi nên các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản và bị chết từ quá trình phát triển phôi. Xác định cấu trúc di truyền ở quần thể F2:

A. 0,6 AA : 0,4 Aa.

B. 0,5625 AA : 0,375 Aa : 0,0625 aa.

C. 0,5 AA : 0,5 Aa.

D. 0,45 AA : 0,45 Aa : 0,1 aa.

Câu 40: Dựa vào đâu để quá trình giao phối tạo được tổ hợp gen thích nghi?

A. Vì giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Vì giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào khả năng phát tán thông qua giao phối.

C. Vì giá trị thịc nghi của đột biến phụ thuộc vào môi trường.

D. Vì giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen.

Đáp án

21 C22C23 A 24 B 25 C
26 D27C28 A 29 C 30 B
31 B32C33 A 34 C 35 B
36 B37D38 A 39 A 35 D

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-quan-the.jsp


Tài liệu giáo viên