Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề Sử theo đề tham khảo

Chỉ từ 400k mua trọn bộ đề thi thử Lịch Sử năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước hoặc bộ đề thi Sử biên soạn theo đề tham khảo bản word có lời giải chi tiết:

Link tải PDF Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kì thi tốt nghiệp tốt nghiệp THPT

Năm 2024

Bài thi môn: Lịch Sử

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở Châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất và giành thắng lợi ở các nước nào?

A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào

C. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

Câu 2. Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.

B. Thực dân Pháp không chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp nặng

C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.

D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước.

Câu 3. Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?

A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng do Đảng Bônsêvich và Lê nin lãnh đạo.

D. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.

Câu 4. Thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973?

A. Cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.

B. Cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và cuộc tiến công chiến lược 1972.

C. Cuộc tiến công chiến lược và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).

D. Cuộc tiến công chiến lược 1972 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

Câu 5. Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là:

A. Uy tín của Đảng ta được nâng cao và cán bộ được rèn luyện trưởng thành

B. Đảng ta đã tập hợp đông đảo quần chúng và dùng phương pháp đấu tranh phong phú

C. Buộc Pháp phải nhượng bộ cho nhân dân các quyền về dân sinh, dân chủ

D. Chủ trương của Đảng ta được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ

Câu 6: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 1 và là đặc trưng của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

Câu 8: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là:

A. Chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.

B. Chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh

C. Chưa có sự ủng hộ của đông đảo quân chúng nhân dân.

D. Chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suốt và phương pháp cách mạng đúng đắn.

Câu 9. Trước sự bội ước của thực dân Pháp sau khi đã ký với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhân dân ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp?

A. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tốt phục vụ cuộc kháng chiên lâu dài.

B. Tiến hành tiêu thổ để cho tiện kháng chiến lâu dài.

C. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển các cơ quan quan trọng, nhà máy, xí nghiệp....

D. Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.

Câu 10. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?

A. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

D. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

Câu 11. Thứ tự thời gian đúng của các cuộc khởi nghĩa.

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.

B. Khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế, Bãi Sậy.

C. Tấn công kinh thành Huế, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê.

D. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê, Bãi Sậy.

Câu 12. Hoàn thành sự kiện lịch sử sau để chứng tỏ triều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp

1. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất

2. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng

3. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt

4. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất

A. 1, 4, 2, 3.

B. 1, 3, 2,4.

C. 1, 2, 3,4.

D. 1, 3, 4, 2.

Câu 13. Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu’’ trong những năm 1945 - 1973?

A. Phát động các nước Tư bản chủ nghĩa tiến hành “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.

B. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nên thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.

C. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

D. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

Câu 14: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là?

A.“Chống đế quốc’’ và “Chống phát xít, chống chiến tranh”.

B.“Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.

C. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”.

D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cay”

Câu 15: Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam là

A. Lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng

B. Lương thực, thực phẩm - hàng may mặc - hàng xuất khẩu

C. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

D. Lương thực - thực phẩm - hàng may mặc.

Câu 16. Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?

A. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Đầu tư nghiên cứu khoa học và chú trọng giáo dục.

D. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất.

Câu 17. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau: "Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài trong cuộc chiến tranh trong mấy năm nay, muốn đi đến đỉnh chiến ở Việt Nam bằng cách... và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối... thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp nhận ý muốn đó”.

A. Đàm phán, mềm dẻo.

B. Hoà đàm, hoà bình.

C. Thương lượng, hoà bình.

D. Thương lượng, mềm dẻo.

Câu 18: Hình ảnh sau thể hiện sự kiện nào?

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 2)

A. Xe tăng của quân ta tiến vào Gia Định ngày 30/04/1975.

B. Xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/04/1975

C. Xe tăng của quân ta tiến vào Đà Nẵng 29/03/1975.

D. Xe tăng của quân ta tiến vào Sài Gòn ngày 30/04/1975.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ? .

A. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.

B. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

C. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.

D. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt là

A. Chiến tranh tổng lực.

B. Chiến tranh thực dân.

C. Chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu.

D. Có quân đội Sài Gòn làm chủ lực.

Câu 21. Vì sao Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương 6 (11-1939).

B. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

D. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) chủ trương nâng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 22. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) được Đảng ta xác định là:

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

B. Toàn dân, toàn diện, trường kì.

C. Trường kì đấu tranh bằng con đường hòa bình, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho dân tộc ta.

D. Cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 23. Theo Hiệp định sơ bộ 06/03/1946, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia

A. Tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

B. Độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và là thành viên của Liên bang Đông Dương.

D. Tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và độc lập với Liên bang Đông Dương.

Câu 24. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là

A. Liên khu V.

B. Bắc Sơn - Võ Nhai

C. Cao Bằng.

D. Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu 25. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ

A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

B. Tổng bộ Việt Minh.

C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

D. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.

Câu 26. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

A. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.

C. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, và 1971.

D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.

Câu 27. Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là

A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.

B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự.

D. Giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn.

Câu 28. Sự tham gia của Liên Xô trong các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào?

A. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc

C. Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II.

D. Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

Câu 29. Phân tích nội dung nào sau đây trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo?

A. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

B. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

C. Đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên hàng đầu và thấy được khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

D. Đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

Câu 30. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thể giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Chiên thắng Vạn Tường

B. Chiến thắng Áp Bắc

C. Chiến thắng Bình Giã

D. Phong trào “Đồng khởi’

Câu 31. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm mục đích

A. Chuẩn bị cho việc tham gia chiến tranh thế giới lần thứ hai.

B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ hai gây ra.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

D. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra

Câu 32. Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là:

A. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.

B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.

C. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

D. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 33. Điểm khác biệt giữa chiến lược “Việt Nam hòa chiến tranh” với chiến lược “chiến tranh cục bộ” là

A. Sử sụng quân viễn chinh Mĩ có sự phối hợp với quân các nước đồng minh Mĩ.

B. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.

C. Sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại, do cố vấn Mĩ chỉ huy.

D. Sử dụng quân viễn chinh Mĩ là lực lượng chủ yếu.

Câu 34. Những năm 60, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì để lôi kéo các nước Mĩ Latinh?

A. Đề cao khẩu hiệu dân chủ, dân quyền, tự do tín ngưỡng.

B. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”

C. Đề xướng tư tưởng “Châu Mĩ của người Châu Mĩ”

D. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền.

Câu 35. Sự kiện nào dưới đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?

A. Xung đột ở Trung Đông.

B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.

C. Xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

D. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Dương.

Câu 36. Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận thống nhất

B. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc

C. Về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

D. Xây dựng khối liên minh công nông

Câu 37. Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa gì?

A. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

B. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.

C. Là nguyện vọng của Đảng, Bác Hồ, nhân dân

D. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.

Câu 38. Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

A. 1945 đến 1950.

B. 1991 đến nay.

C. 1950 đến 1973.

D. 1973 đến 1991.

Câu 39. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.

C. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

Câu 40. Bài học kình nghiệm từ cuộc kháng chiền chống Mĩ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là

A. Phát huy vai trò của cá nhân.

B. Vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ.

C. Xây dựng khối đoàn kết toàn trong Đảng.

D. Phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng

Đáp án

1 D 11 A 21 A 31 D
2 D 12 A 22 A 32 C
3 C 13 A 23 A 33 B
4 C 14 D 24 B 34 B
5 B 15 C 25 C 35 C
6 C 16 D 26 A 36 A
7 B 17 D 27 B 37 A
8 D 18 B 28 B 38 C
9 D 19 B 29 B 39 A
10 C 20 C 30 D 40 D

Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề Sử theo đề tham khảo

Xem thêm bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án, chọn lọc, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Tài liệu giáo viên