Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu, Hành động này có ý nghĩa gì
Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng - Cánh diều
Câu 8 trang 32 sách bài tập GDCD 9: Đọc câu chuyện
TRẦN THỦ ĐỘ - CÔNG THẦN HIẾM CÓ
Trần Thủ Độ (1194 - 1264), người Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), ông là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kì nhà Trần. Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, nghiêm túc, ông không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, bất cứ ai, dù là đối tượng nào, ở vị trí nào đi chăng nữa, nếu vi phạm đều bị xử lí theo đúng pháp luật.
Sử sách có ghi lại: Vợ của Trần Thủ Độ có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về khóc và mách với Trần Thủ Độ. Ông sai đi bắt người quân hiệu đó và vặn hỏi, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Trần Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa.”. Ông lấy vàng, lụa thưởng rồi cho về.
Có lần Quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương (người giữ việc bắt bớ, áp giải trong làng). Trần Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên, quê quán của người đó. Khi xét đến xã ấy, hỏi tên ấy ở đâu, người đó mùng rỡ chạy đến. Thủ Độ nói: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví với những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác.”. Người đó kêu van xin, mãi ông mới tha cho.
Khi vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Trần Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng. Ông tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ (nghỉ việc), nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc...”.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993)
b) trang 32 sách bài tập GDCD 9: Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu? Hành động này có ý nghĩa gì? Nếu Trần Thủ Độ chấp thuận và làm theo mong muốn của Quốc mẫu và sự sắp xếp của Vua thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?
Trả lời:
Trần Thủ Độ khen thưởng vì người quân hiệu đã giữ vững luật pháp, dù đối diện với người quyền quý. Hành động này thể hiện sự trân trọng sự công bằng, không thiên vị.
- Nếu Trần Thủ Độ làm theo mong muốn của Quốc mẫu và vua Trần Thái Tông:
- Nếu ông đồng ý, sẽ tạo ra sự bất công trong bộ máy nhà nước, làm suy yếu lòng tin vào pháp luật, gây mâu thuẫn và thiên vị trong xã hội.
Ý nghĩa: Trần Thủ Độ đã đặt lợi ích quốc gia và sự công bằng lên hàng đầu, giúp củng cố niềm tin vào pháp luật và công bằng.
Lời giải sách bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT GDCD 9 Cánh diều của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Giáo dục công dân 9 (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều