Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 50 Chân trời sáng tạo
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 50 trong Bài 18: Nam châm Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 50.
Giải sách bài tập KHTN 7 trang 50 Chân trời sáng tạo
Bài 18.1 trang 50 sách bài tập KHTN 7: Chọn các phát biểu sai.
a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.
b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.
c) Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam.
d) Cao su là vật liệu có từ tính.
e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.
Lời giải:
Các phát biểu sai: a), d) và e).
a) sai vì nam châm luôn có 2 cực.
d) sai vì cao su là vật liệu có tính đàn hồi.
e) sai vì kim la bàn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.
Bài 18.2 trang 50 sách bài tập KHTN 7: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1) … cực.
b) Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2) …
c) Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3) … từ tính.
d) Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4) … từ tính.
Lời giải:
a) (1) hai.
b) (2) từ tính.
c) (3) không có.
d) (4) có.
Bài 18.3 trang 50 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
D.Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
B, C sai vì mọi nam châm luôn có hai cực và hai cực này khác tên.
D sai vì từ tính ở hai cực của một nam châm mạnh như nhau.
Bài 18.4 trang 50 sách bài tập KHTN 7: Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Hãy chỉ ra các chi tiết nào trên áo có thể có tương tác với nam châm.
Lời giải:
Cúc áo (nút áo) làm bằng sắt hoặc thép có thể có tương tác với nam châm.
Bài 18.5 trang 50 sách bài tập KHTN 7: Hãy nêu hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm.
Lời giải:
Hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm là luôn có hai cực và hút được các vật bằng sắt, thép.
Bài 18.6 trang 50 sách bài tập KHTN 7: Hai thanh A, B gồm một thanh nam châm và một thanh sắt có hình dạng giống nhau. Thanh nam châm có cực từ ở hai đầu thanh. Khi đặt A và B ở các vị trí như Hình a thì chúng không hút nhau còn khi đặt như Hình b thì chúng hút nhau. Hãy cho biết thanh nào là thanh nam châm và giải thích vì sao.
Lời giải:
A là thanh nam châm, B là thanh thép vì:
- Trong trường hợp a, phần giữa của nam châm có từ tính rất yếu nên hai thanh không hút nhau.
- Trong trường hợp b, cực của thanh nam châm A hút thanh sắt B.
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST