Giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 3 xã hội cổ đại
Giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 3 xã hội cổ đại
Với soạn, giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 3 xã hội cổ đại sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch Sử 6 Chương 3 xã hội cổ đại.
Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
A. Trắc nghiệm
Câu 1.1. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là
A. chữ tượng hình. B. chữ tượng ý.
C. chữ giáp cốt. D. chữ triện.
Câu 1.2. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
A. Có nhiều con sông lớn.
B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 1.3. Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực
A. sông Nin. B. sông Hằng.
C. sông Ấn. D. sông Dương Tử.
Câu 1.4. Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là
A. vua chuyên chế (pha-ra-ông).
B. đông đảo quý tộc quan lại.
C. chủ ruộng đất.
D. tầng lớp tăng lữ.
Câu 1.5. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin?
A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất.
B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.
C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ.
D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
Câu 1.6. Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng
A. thị tộc. B. bộ lạc.
C. công xã. D. nôm.
Câu 1.7. Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
C. Sự tranh chấp giữa các nôm.
D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
Câu 2: Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.
Câu 2.1. Hình 4 (trang 31, SGK) cho em biết điều gì về nên sản xuất của người Ai Cập cổ đại?
A. Đó là nền nông nghiệp dùng cày.
B. Ai Cập phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Một số loại cây trồng chính của người Ai Cập.
D. Nam giới đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, phụ nữ làm những công việc nhẹ nhàng hơn.
E. Xã hội đã phân hoá sâu sắc.
Câu 2.2. Hình 5 (trang 32, SGK) cho em biết điều gì về người Lưỡng Hà cổ đại?
A. Họ đã phát minh ra bánh xe.
B. Họ đã sử dụng bánh xe.
C. Họ đã có chữ viết của riêng mình (chữ tượng hình).
D. Xã hội đã phân hoá thành các tầng lớp khác nhau.
E. Đây là một cuộc đua ngựa của người Lưỡng Hà.
G. Trình độ điêu khắc của người Lưỡng Hà rất điêu luyện.
Câu 3: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: II TCN, lưu vực Lưỡng Hà, 3 200TCN, Ai Cập cổ đại, sông Hằng, IV TCN để điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp về nội dung lịch sử.
A. Ở lưu vực dòng sông Nin đã hình thành Nhà nước (1)................ vào khoảng
B. Khoảng thiên niên kỉ (3).........., ở (4).......................... (sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát) đã hình thành hàng chục nước nhỏ của người Xu-me.
B. Tự luận
Câu 1: Vì sao nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà sớm được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn?
Trả lời:
- Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà sớm được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn, vì:
+ Phù sa của các dòng sông rất màu mỡ, đặc biệt là rất mềm nên dễ canh tác (chỉ cần công cụ gỗ, đá là có thể trồng cấy được).
+ Các con sông lớn cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào.
+ Các con sông lớn là tuyến đường giao thương buôn bán thuận lợi.
Câu 2: Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
Trả lời:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại, vì: các quốc gia này hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn (sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ) nên đất đai phì nhiêu, dễ canh tác; nguồn nước tưới dồi dào,... đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
Câu 3: Quan sát hình 4 (trang 31, SGK), hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập cổ đại theo ý hiểu của em.
Trả lời:
- Miêu tả hình 4 (trang 31, SGK):
+ Người đàn ông dùng bò kéo cày gỗ để làm đất.
+ Sức nặng của cái cày cùng với sức kéo của gia súc sẽ làm lật những lớp đất phía sâu tốt hơn (mềm, tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng) thuận lợi cho việc gieo trồng.
+ Đi sau người đàn ông là người phụ nữ đang tra hạt giống, việc gieo trồng sẽ hiệu quả hơn.
Câu 4: Hãy liệt kê theo mẫu dưới đây những thành tựu về văn hoá mà cư dân ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại đạt được.
Trả lời:
|
Chữ viết |
Lịch |
Khoa học |
Kiến trúc |
Ai Cập |
- Chữ tượng hình - Viết trên giấy làm bằng cây Pa-pi-rút. |
Làm ra lịch: một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. |
Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân. |
Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp… |
Lưỡng Hà |
- Chữ hình nêm - Viết trên đất sét. |
Chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày |
Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở. |
xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon… |
Câu 5: Hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em ấn tượng với phát minh nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Một số vật/ lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
+ Cái cày (sử dụng sức kéo của động vật);
+ Bánh xe.
+ Nông lịch (âm lịch).
+ Phép tính với hệ đếm thập phân và hệ đếm 60.
+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc, ví dụ: Kim tự tháp, tượng nhân sư;…
- Em ấn tượng nhất với nghệ thuật điêu khắc của cư dân Ai cập cổ đại, thông qua hình ảnh Tượng Nhân sư canh giữ kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
...............................
...............................
...............................
Trên đây tóm tắt nội dung soạn, giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 3. xã hội cổ đại bộ sách Kết nối tri thức đầy đủ hay nhất, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng bài ở trên!
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 4. Đông nam á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu nguyên đến thế kỉ X
Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 hay, chi tiết - Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát Sách bài tập Lịch Sử 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn lớp 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn lớp 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Bộ đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án) - KNTT
- Giải bài tập sgk Toán lớp 6 - KNTT
- Giải sách bài tập Toán lớp 6 - KNTT
- Bộ Đề thi Toán lớp 6 (có đáp án) - KNTT
- Giải bài tập sgk Tiếng Anh lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 - KNTT
- Giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Giáo dục công dân lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Tin học lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Công nghệ lớp 6 - KNTT
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 6 - KNTT