SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 4, 5
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 2 trang 4, 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 4, 5
Bài tập 2 trang 4, 5 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 23 – 34) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Sơ đồ câu chuyện cuộc đời Chí Phèo:
- Nhận xét câu chuyện: Câu chuyện đã bao quát toàn bộ cuộc đời nhân vật Chí Phèo.
Trả lời:
Đoạn văn Chí Phèo tỉnh rượu sau đêm gặp Thị Nở “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh... Chao ôi là buồn!”
- Đoạn văn đã có sự thay đổi điểm nhìn từ bên ngoài sang bên trong qua nhân vật Chí Phèo. Qua đó, ta thấy được sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của nhân vật. Sau một đêm, hắn như tỉnh dậy sau một cơn say dài, Chí Phèo giờ đây không còn là con người với nhân cách méo mó, mất nhân tính của thường ngày, Chí Phèo lúc này “sợ rượu như người ốm sợ cơm”, bỗng nghe thấy những thanh âm quen thuộc thường ngày hắn chẳng nghe thấy. Dường như bản chất nhân cách tốt đẹp vốn trốn sâu trong lòng đã từng bước trở lại với Chí - bản chất của một người nông dân hiền lành, thiện lương, chỉ mưu cầu một hạnh phúc giản đơn.
=> Sự thay đổi điểm nhìn hợp lí đã cho thấy những chuyển biến tâm lí đặc sắc của nhân vật rõ ràng và chân thực nhất.
Trả lời:
- Ví dụ 1: “Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện nhắc cho hắn nhớ.
=> Sự nối kết đặc biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật đã tạo nên sự cộng hưởng, giao thoa với nhau và tạo nên lời nửa trực tiếp khi lời của người kể chuyện đã tái hiện ý thức nhân vật Chí Phèo.
- Ví dụ 2: “ Là vì lúc đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng; cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình...
=> Sự nối kết đặc biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật đã tạo nên sự cộng hưởng, giao thoa với nhau và tạo nên lời độc thoại nội tâm khi đã tái hiện được tiếng nói, suy nghĩ bên trong của Thị Nở.
Trả lời:
“Ai cho tao lương thiện?” có thể được xem là câu nói “nổi tiếng” nhất của nhân vật Chí Phèo. Sở dĩ “nổi tiếng” vì nó thâu tóm được toàn bộ số phận bi kịch đầy uất hận của nhân vật – một người bị từ chối ngay từ lúc sinh ra, muốn sống yên ổn với những ước mơ nhỏ bé cũng không được, bị đẩy ra xa đồng loại khi trở thành công cụ của bá Kiến, bị định kiến xã hội cắt đứt quyền làm người và đường về với cuộc sống bình thường,...
Trả lời:
Phần mở đầu và phần kết thúc tác phẩm Chí Phèo đều trực tiếp hoặc gián tiếp nói về sự ra đời của một con người gắn với “cái lò gạch cũ”, gợi lên những câu hỏi đầy ám ảnh và tạo nên dạng kết cấu vòng tròn của tác phẩm.
=> Qua cách mở đầu và kết thúc này, có thể nhận ra mối ưu tư của nhà văn Nam Cao trước hiện tượng Chí Phèo: Chí Phèo không phải là hiện tượng cá biệt; Chí Phèo bố chết thì có Chí Phèo con tiếp nối, cuộc đời như một vòng tròn luẩn quẩn, dường như chịu sự chi phối của một định mệnh khắc nghiệt.
Trả lời:
- Khi gọi Chí Phèo:
+ Làng Vũ Đại: nó; hắn; thằng
+ Lý Cường: mày; cái thằng không cha, không mẹ
+ Bá Kiến: anh Chí; anh; Chí Phèo;...
- Khi gọi Thị Nở: thị
- Khi gọi Bá Kiến và lí Cường: cụ, ông
=> Cách xưng hô trong tác phẩm rất linh hoạt tùy theo tình huống cụ thể và gắn với các loại nhân vật thuộc những thứ hạng khác nhau trong xã hội.
=> Qua đó, nhà văn gây cảm tưởng rằng ông đã thiên lệch và nhiễm định kiến của xã hội khi nhìn về các nhân vật. Sự thực, vấn đề này thuộc về nghệ thuật kể chuyện rất đặc sắc của Nam Cao. Nhà văn đã cố tình tạo ra mâu thuẫn để buộc độc giả phải chủ động tham gia vào việc nhận định, đánh giá về sự việc, nhân vật. Cách kể chuyện khách quan, lạnh lùng có tác dụng khắc sâu niềm đau đớn, khắc khoải trước cuộc đời của tác giả.
Trả lời:
- Giá trị nội dung:
+ Truyện ngắn đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước CMT8: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy đến đường cùng, làm mất tính người và trở nên lưu manh hóa.
+ Nhà văn đã lên án đanh thép xã hội tàn bạo phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tình.
=> Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật điển hình.
+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên nhưng nhất quán chặt chẽ, ngôn ngữ trần thuật đặc sắc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác:
Bài tập 6 trang 6, 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: ...
Bài tập 7 trang 7, 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: ...
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT