SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 6, 7

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 6 trang 6, 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 6, 7

Quảng cáo

Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Vợ nhặt” đã sáng tạo một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần của những người cùng đinh ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám. [..] Người ta nói ở vào bước đường cùng, con người dễ sinh liều lĩnh. Hành động nhân chuyện đùa mà làm thật của cô gái để xin ăn và theo không anh Tràng là một việc liều lĩnh. Khi chấp nhận cho cô gái theo về, thoạt đầu Tràng cũng chợn, nhưng anh chậc lưỡi, đánh liều. Bởi đúng như bà cụ Tứ nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Hai cái liều gặp nhau, tạo thành một gia đình thời tạo loạn. Cái liều còn đẩy họ đi xa hơn. Ở đoạn cuối tác phẩm, khi nghe tiếng trống thúc thuế, người con dâu nói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. Còn Tràng nghe nói vậy thì vụt nhớ “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp... Nghĩ đến xe thóc của Liên đoàn, Tràng tự dưng “thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”. [...] Tác giả đã khắc hoạ sắc nét trạng thái tâm lí người lao động bị dồn ép đến chân tường và sẵn sàng tham gia vào biến cố xã hội. Đó là không khí chân thực trước cuộc khởi nghĩa.

(Theo Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 303 – 304)

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nội dung trọng tâm của đoạn trích là gì?

Trả lời:

Nội dung trọng tâm: “Vợ nhặt” đã sáng tạo một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần của những người dân nghèo, cùng cực ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích có phát hiện gì đáng chú ý về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt? Bạn nhận xét thế nào về phát hiện đó.

Trả lời:

- Phát hiện đáng chú ý về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt: Tác giả đã phát hiện ra “sự liều của cả hai nhân vật Tràng và thị đã tạo thành một gia đình thời tạo loạn. Từ đây, tác giả nói về sự liều lĩnh lớn hơn là “sắc nét trạng thái tâm lí người lao động bị dồn ép đến chân tường và sẵn sàng tham gia vào biến cố xã hội”.

=> Tác giả nghiêng về tìm hiểu sự mẫn cảm của nhà văn đối với các vấn đề xã hội và sự thông thuộc tâm lí người cùng khổ của Kim Lân.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc nêu bằng chứng của tác giả có đặc điểm gì đáng chú ý?

Quảng cáo

Trả lời:

- Tác giả đã bám sát tác phẩm để khai thác bằng chứng. Tác giả đã lấy dẫn chứng chính là những lời trần thuật có sẵn trong tác phẩm.

+ Có bằng chứng gắn với lời thuật lại tinh thần của sự việc trong tác phẩm “Hành động nhân chuyện đùa mà làm thật của cô gái để xin ăn và theo không anh Tràng...”, “...khi nghe tiếng trống thúc thuế, người con dâu nói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”.

+ Có bằng chứng là những trích dẫn, nhất là trích dẫn các câu diễn tả nội tâm nhân vật (ở đó, việc kể chuyện được thực hiện theo điểm nhìn bên trong) “...thoạt đầu Tràng cũng chợn, nhưng anh chậc lưỡi, đánh liều. Bởi đúng như bà cụ Tứ nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”, “Tràng tự dưng “thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”.

=> Các bằng chứng được đưa ra đồng thời với những nhận xét, cảm nghĩ của tác giả, tạo nên sự liên kết, logic thành một thể thống nhất giữa các bằng chứng.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét về cách mở và kết đoạn của tác giả.

Trả lời:

- Đoạn trích là một đoạn văn hoàn chỉnh được thực hiện bài bản, mở và kết đoạn thực hiện được đúng mục đích của nó và yêu cầu của một đoạn văn.

+ Câu mở đoạn đã nêu rõ được chủ đề, nội dung chính của đoạn văn.

+ Câu kết đoạn đã khẳng định lại một cách khái quát về các ý đã triển khai trong đoạn, đó là sự tài tình của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa sắc thái tâm lí của người dân nghèo khi bị dồn vào chân tường sẽ sẵn sàng vùng dậy đấu tranh.

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên