SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 3 trang 5

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 3 trang 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 3 trang 5

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 5 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Cải ơi! trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 48 – 53) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn.

Trả lời:

Năm Nhỏ là người cha già đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm cô con gái Cải đã mất tích 12 năm. Trước kia, vì làm mất đôi trâu, Cải sợ nên bỏ nhà ra đi. Cả vợ ông và hàng xóm đều cho rằng vì nó không phải con ruột nên ông ngược đãi, xua đuổi. Mặc cho ông giải thích như thế nào, không ai chịu hiểu và tin ông. Vì vậy, ông quyết lên đường tìm Cải về. Dẫu vậy, 12 năm trôi qua, ông miệt mài đi tìm mà chẳng có tin tức gì. Sau lần nghe được nếu lên ti vi thì có khả năng cao sẽ tìm được Cải, nhưng tiền để được phát sóng thì quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra cách trộm trâu của người ta để bị bắt. Vậy là ông được lên ti vi, lên báo đúng theo ý nguyện của mình. Nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy ông Năm Nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng... Truyện ngắn để lại cho người đọc nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh.

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1).

Trả lời:

Truyện Cải ơi! thuộc loại truyện ngắn hiện đại mà ở đó, trình tự thời gian tự nhiên của câu chuyện được thay đổi, xáo trộn ít nhiều:

Quảng cáo

- Truyện không bắt đầu từ lí do ông Năm Nhỏ đi tìm “con” Cải mà bắt đầu từ việc ông theo “thằng” Quách Phú Thàn về ăn bám Diễm Thương. Qua cách dẫn dắt chậm rãi của người kể chuyện, độc giả dần dần mới biết “con” Cải là trung tâm của mọi nỗi niềm đang dần vặt, cấu xé trái tim ông già.

- Mạch truyện chính là hành trình mòn mỏi đi tìm "con cái của ông Năm Nhỏ Những tình tiết kể về các “chiêu” mà ông đã sử dụng để cái thứ xuất hiện trên là vị mong gửi được lời nhắn tha thiết đều thuộc mạch truyện này. Bên cạnh đó là các mạch truyện phụ kể về những nông nổi cuộc đời của các nhân vật như Quách Phú Thàn, Diễm Thương. Các mạch truyện phụ đan bên lấy mạch truyện chính, khơi sâu thêm tính chất nghịch lí của những trò ú tim miên man trong cuộc đời giữa đi tìm – không có và có đó – không tìm.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người kể chuyện trong truyện ngắn là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?

Trả lời:

- Người kể chuyện trong truyện ngắn thuộc ngôi thứ ba (tác giả), đảm nhiệm việc kẻ câu chuyện về tất cả các nhân vật. Tuy nhiên, người kể chuyện này thường xuyên chuyển từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong. Điều đó cho thấy người kể chuyện muốn trao cho nhân vật quyền được tự nói lên phần sâu kín, u uất của mình. Người kể chuyện đã hòa mình vào nhân vật với một nỗi thương cảm mênh mang (một chút hài hước xuất hiện đây đó chỉ là chút gia vị làm cho nỗi thương cảm đó thêm đậm đà).

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.

Quảng cáo

Trả lời:

* Nhận xét: Truyện có hệ thống điểm nhìn đa dạng, bao gồm điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong,... Các điểm nhìn này kết nối, hoà lẫn vào nhau một cách tự nhiên, khiến cho câu chuyện thêm đậm đà, đưa lại vừa nói thổn thức, vừa tiếng cười buồn, vừa cái nhìn xoáy sâu về từng số phận, vừa cái nhìn bao quát về một trạng thái xã hội mang tính muôn đời.

* Phân tích ví dụ:

Đoạn văn “Và cơn mơ hết.... rủ đi ăn hủ tiếu.”

- Đoạn văn là khi Diễm Thương nói rằng việc bản thân không phải con gái ông Năm và đã lừa ông lão Năm Nhỏ trước mặt đám tiếp viên và thằng Thàn. Đoạn văn đã có sự thay đổi điểm nhìn liên tục giữa các nhân vật ông Năm Nhỏ - Đám tiếp viên - Diễm Thương - Ông Năm Nhỏ - Thằng Thàn.

+ Ông Năm bẽ bàng, đau khổ khi vỡ mộng (tưởng rằng đã tìm được con gái), dường như ông vẫn chưa thoát được giấc mơ tìm gặp con gái “trên khuôn mặt vẫn đầy ứ những thương yêu”.

+ Đám tiếp viên chẳng quan tâm đến nỗi đau của ông mà chỉ cằn nhằn vì thấy ông quá cả tin và khiến họ mất tiền.

+ Diễm Thương lạnh lẽo cười, miệng cười nhưng chẳng thấy được sự đắc ý, nhởn nhơ như không phải chuyện liên quan đến mình.

+ Thằng Thàn thương xót nỗi đau của ông lão, chỉ giận muốn bóp cổ Diễm Thương trước thái độ nhởn nhơ đó.

=> Điểm nhìn bên trong liên tục thay đổi cho thấy được nỗi đau của những kiếp người giữa xã hội xung quanh mang tính rất đời ấy.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ở phần cuối của truyện ngắn, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải là một lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Trả lời:

- Nhân vật ông Năm Nhỏ: Bị thất lạc con gái, bị dân làng đổ oan, phải biệt xứ tìm con, có nhà mà không thể về nhưng ông lão vẫn là người nhân hậu, tốt bụng, dễ tin người, miệt mài tìm mọi cách để tìm lại con gái dù bao năm trôi qua.

- Thằng Thàn đi theo ông Năm Nhỏ, theo đuổi ước mơ làm ca sĩ, rất thương xót ông Năm Nhỏ, phần vì hoàn cảnh éo le của ông, phần vì nhìn ông khiến Thàn nhớ đến ba của mình.

- Diễm Phương với vẻ ngoài lạnh nhạt, không cảm xúc, sẵn sàng tàn nhẫn với người khác để đạt được mục đích của mình, nhưng sâu bên trong là nỗi đau bị bỏ rơi.

Quảng cáo

- Mọi người sau khi biết câu chuyện tìm con đằng sau vụ “trộm” của ông Năm Nhỏ đã rơi nước mắt, vụ trộm trâu cũng không lên ti vi.

→ Mỗi nhân vật 1 hoàn cảnh, một nỗi đau riêng, nhưng tình người và sự khao khát được yêu thương luôn hiện hữu. Sự “phiền” ở đây chính là tấm lòng của những con người nhân hậu dành cho nhau, họ suy nghĩ và đồng cảm với nhau.

=> Đây không phải là lời nói ngẫu nhiên thoáng qua mà là dụng ý của tác giả. Tuy cách ứng xử có khác nhau (đôi lúc gắn liền với sự trêu cợt tàn nhẫn), nhưng các nhân vật đều khát khao tình người, đều hướng đến sự đồng cảm. Nhận xét của người kể chuyện tuy bề ngoài có vẻ bâng quơ nhưng thật ra lại tạo thêm điểm nhấn cho tư tưởng của truyện.

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.

Trả lời:

- Trong văn bản, từ ngữ địa phương được sử dụng khá nhiều và thuộc từ địa phương vùng Nam Bộ.

+ Việc sử dụng từ ngữ địa phương khiến câu chuyện trở nên gần gũi hơn, đem lại cảm giác đúng nghĩa là những câu chuyện đời thường, xảy ra ở bất kì đâu trong đời sống con người. Ngoài ra, các từ ngữ được tác giả sử dụng cũng cho thấy sự cẩn thận, chọn lọc từ ngữ một cách nhuần nhuyễn, nghệ thuật. Đây cũng là cách để tác giả thể hiển rõ tình yêu với quê hương.

+ Ngược lại, việc sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ cũng sẽ khiến phạm vi tiếp cận của bạn đọc bị thu hẹp khi người đọc ở địa phương khác có thể khó theo dõi câu chuyện vì không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa. Vì vậy, người đọc sẽ rất cần được chú thích rõ ràng những từ địa phương khó.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên