Sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 8: Văn bản nghị luận - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 8: Văn bản nghị luận - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 8: Văn bản nghị luận bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6.

Quảng cáo



Bài tập đọc hiểu: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Câu 1 trang 16 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Chọn các điểm cần chú ý khi đọc văn bản nghị luận:

A. Nhan đề thường cho biết nội dung, đề tài của bài viết.

B. Phân tích bối cảnh (địa điểm, thời gian) và đặc điểm nhân vật thể hiện qua những phương diện nào (hình dáng, ngôn ngữ, hành động,...).

C. Người viết định bảo vệ hay phản đối, bác bỏ điều gì? Để bảo vệ hay bác bỏ ý kiến đó, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?

D. Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan gì đến cuộc sống hiện nay và với

chính mình?

Trả lời:

Các điểm cần chú ý khi đọc văn bản nghị luận:

C. Người viết định bảo vệ hay phản đối, bác bỏ điều gì? Để bảo vệ hay bác bỏ ý kiến đó, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?

Câu 2 trang 16 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 2, SGK) Theo tác giả, tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Dẫn ra một lí lẽ có trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? mà em cho là quan trọng nhất.

Trả lời:

(Câu hỏi 2, SGK) - Theo tác giả, chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật vì động vật gắn liền với cuộc sống của con người và có ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh thái.

+ Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

     Dẫn chứng: đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi

+ Động vật gắn liền cuộc sống con người.

     Dẫn chứng: gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng gắn với người nông dân lao động thôn quê hay như công viên có rất nhiều loài động vật là nơi trẻ nhỏ thích đến.

+ Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường sinh tồn của con người.

     Dẫn chứng: Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người. Nếu mất đi bất kỳ một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết  trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người.

Câu 3 trang 16 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật?

Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong văn bản?

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK) Tác giả phản đối việc con người đối xử không thân thiện với động vật. Thái độ phản đối thể hiện rõ ở phần (4) của văn bản: “Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng gia tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay”.

      Từ đó, cũng có thể thấy tác giả đồng tình với ý kiến cần đối xử thân thiện với động vật. Thái độ ấy thể hiện rõ ở nhiều câu văn. Ví dụ, một câu trong đoạn kết (5): “Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi mỗi trường sống của chúng.

Bài tập đọc hiểu: Khan hiếm nước ngọt

Câu 1 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều:Nghĩa của từ khan hiếm là gì?

A. Khô khan, không có nhiều

B. Rất ít, khó tìm thấy 

C. Không có trong cuộc sống

D. Không thấy bao giờ

Trả lời:

Đáp ánB. (Rất ít, khó tìm thấy) là nghĩa của từ khan hiếm.

Câu 2 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Phân biệt nước ngọt, nước sạch và nước nói chung.

Trả lời:

Phân biệt nước ngọt, nước sạch và nước nói chung: 

- Nước ngọt: nước tự nhiên, không có vị mặn, thường ở sông, hồ, dùng để phân biệt với nước mặn, nước lợ, nước chua.

- Nước sạch nước không bị nhiễm bẩn và các chất độc hại, dùng phục vụ đời sống sinh hoạt, ăn uống của con người.

– Nước nói chung: chất lỏng không màu, không mùi, tồn tại trong tự nhiên (ao, hồ, sông, biển,...).

Câu 3 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào?

Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK) – Mục đích của tác giả khi viết bài này là báo động cho mọi người về tình hình khan hiếm nước ngọt, từ đó kêu gọi phải tiết kiệm nước ngọt.

Mục đích ấy thể hiện rõ ở phần (1) và câu kết: “Con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước”.

     Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản làm rõ được mục đích của tác giả, khi cho người đọc thấy rõ các lí do khiến cho nguồn nước ngọt ngày các khan hiếm.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên