SBT Ngữ văn 7 Mẹ - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Mẹ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Giải SBT Ngữ văn 7 Mẹ - Cánh diều

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?

A. Vần chân

B. Vần liền

C. Vần cách

D. Vần hỗn hợp

Quảng cáo

Trả lời:

Đáp án D. Vần hỗn hợp

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ thể hiện cẩm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua.

B. Nhớ mẹ và không thể về thăm mẹ

C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả

D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

Quảng cáo

Trả lời:

Đáp án A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua.

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Quảng cáo

Trả lời:

- Hình tượng mẹ được khắc họa trong sự sóng đôi với cau:

+ Biện pháp tu từ tương phản:

• Mẹ: lưng còng rồi, đầu bạc trắng, ngày một thấp, gần đất.

• Cau: vẫn thẳng, ngọn xanh rờn, ngày càng cao, gần với giời

+ Biện pháp tu từ so sánh: Mẹ khô gầy như miếng cau khô.

+ Cau bổ tư – cau bổ tám – mẹ ngại to.

+ Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cặp câu thơ sóng đôi, biện pháu tu từ hoán dụ, ẩn dụ, …

- Tác dụng: Cho thấy sự già nua của mẹ theo thời gian.

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                       Cau ngày càng cao

                       Mẹ ngày một thấp

                       Cau gần với giời

                       Mẹ thì gần đất!

a. Các từ “cao”, “thấp” có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của biện pháp đó là gì?

b. Em hiểu nội dung dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó là gì?

Quảng cáo

Trả lời:

a. Các từ “cao”, “thấp” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ tương phản (đối lập) qua hai từ này. Tác dụng: cho thấy cây cau ngày một cao lớn hơn, còn mẹ ngày một già đi và lưng ngày càng còng xuống; đồng thời, bộc lộ nỗi xót xa của tác giả khi nhìn thấy mẹ mỗi ngày một già.

b. Dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” vừa diễn tả lưng mẹ ngày càng còng xuống, vừa cho thấy mẹ đã ở vào tuổi “gần đất xa trời” (nghĩa là mẹ không còn sống lâu được nũa). Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu cảm, bộc lộ nỗi xót xa của tác giả khi nghĩ đến thời điểm mẹ “gần đất xa trời”.

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Trả lời:

- Các từ ngữ, hình ảnh:

+ So sánh “mẹ” và “miếng cau khô”: Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ.

+ Cử chỉ và cảm xúc của người con: Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ.

+ Câu hỏi của người con: Ngẩng hỏi giời vậy/ - Sao mẹ ta già?

- Tình cảm của người con với mẹ:

+ Thương mẹ, thổn thức, xót xa khi nghĩ đến người mẹ già nua “gần đất, xa trời”.

+ Nhận ra quy luật của cuộc đời: mẹ đã già, yếu. Một mặt, thoảng thốt ngỡ ngàng, mặt khác chấp nhận quy luật đó.

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời:

Các em có thể thích hình ảnh cây cau. Cây cau là một loại cây quen thuộc trong vườn quê, gần gũi với những người già (ăn trầu). Chọn hình ảnh cây cau, tác giả thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của mình không chỉ về hình dáng bên ngoài mà còn là cả sự sâu lắng, bấm đốt thời gian thân phận của một đời người …

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Em có thể nêu suy nghĩ riêng, nhưng cần nhận thấy ý kiến đó là đúng vì cuộc đời của con người rất hữu hạn, mẹ chẳng thể sống với chúng ta cả đời. Hơn nữa, mẹ là người rất quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Vì thế, cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên