SBT Ngữ văn 7 Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Cánh diều
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.
Giải SBT Ngữ văn 7 Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Cánh diều
Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chủ đề của văn bản là gì?
A. Phương tiện giao thông
B. Luật giao thông
C. Văn hóa giao thông
D. Tai nạn giao thông
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Phương tiện giao thông.
Trả lời:
Văn bản sử dụng cách triển khai ý tưởng và thông tin: phân loại theo nhóm đối tượng, giúp người đọc hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự của các thông tin đó.
Trả lời:
Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:
- Ở miền núi phía Bắc:
+ Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống, … sử dụng thuyền, bè, mảng.
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu.
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao, … dùng ngựa.
- Ở Tây Nguyên: Người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc.
Các phương tiện này phù hợp với đại bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.
Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương ven sông Đà, nên họ tương đối giỏi trong chế tạo và sử dụng thuyền độc mộc đuôi én. Thuyền của họ làm ra không chỉ để vận chuyển, đi lại, mà còn để bán cho các tộc người láng giềng khác. Thành ngữ Thái có câu: “Thuyền tốt không bằng thuyền của người Kháng; dao tốt không bằng dao của người Lào.”.
[…] Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà. Xe quệt của họ đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt. Loại xe quệt này có thể dùng để vận chuyển hàng hóa ở cả đường mòn, bờ ruộng, trên đồi và cả dưới hẻm nhỏ, … Đây là loại phương tiện xuất hiện khá sớm và khá phổ biến đối với người Sán Dìu.
Người Mông (H mông), Hà Nhì, Dao, … thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Đây vừa là sở thích, vừa là cung cách vận chuyển, lưu thông, di chuyển ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở. Đáng chú ý nhất là người Mông ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng, huyện Mường Khương (Lào Cai), … dùng ngựa thồ như một cách vận chuyển và di chuyển duy nhất phổ biến ở khawos các bản làng.
a. Đoạn trích trên nói về các phương tiện vận chuyển của những dân tộc nào? Họ sống ở vùng nào ở nước ta.
b. Chức năng chung của các phương tiện được đề cập đến trong đoạn trích là gì?
c. Các phương tiện đó có phù hợp với người dân địa phương không? Vì sao?
d. Hãy vẽ một sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung của đoạn trích trên.
Trả lời:
a. Đoạn trích trên nói về các phương tiện vận chuyển của các dân tộc: Kháng, Sán Dìu, Mông, Hà Nhà, Dao, … Họ sống chủ yếu ở vùng núi phái Bắc nước ta.
b. Chức năng chung của các phương tiện được đề cập đến trong đoạn trích là để vận chuyển, đi lại.
c. Các phương tiện đó phù hợp với người dân địa phương vì mỗi địa phương có những địa hình và con người có thới quen đi lại, làm ăn khác nhau. Các phương tiện đó cũng đã được sử dụng ở những địa phương này từ lâu và tỏ ra phù hợp với những nơi này.
d. Sơ đồ tư duy:
Trả lời:
Việc đưa các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu đó cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu, khoa học.
Trả lời:
Những thông tin cơ bản về một loại phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến ở nơi có một số dân tộc thiểu số sinh sống mà em biết là:
Ở vùng người Tày, người Nùng khu vực miền núi Đông Bắc, trong khoảng thời gian chúng ta đang đề cập, phương tiện vận chuyển của các cư dân này chủ yếu là: dậu, xoỏng, cuôi,…dùng để gánh. Trong đó dậu dùng để gánh thóc, xoỏng dùng để gánh ngô, cuôi dùng để gánh phân ra ruộng. Tùy nơi mà dậu, xoỏng, cuôi,… được làm quai ngắn hay dài, hoặc cho vào quang để gánh. Những nơi gần sông, suối họ vận chuyển, đi lại bằng thuyền hoặc dùng mảng. Một vài nơi hẻo lánh, họ cũng dùng ngựa để thồ hàng và đi lại.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Ghe xuồng Nam Bộ
- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- Bài tập tiếng Việt trang 45, 46
- Bài tập viết trang 46
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều