SBT Ngữ văn 7 Trưa tha hương - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Trưa tha hương sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Giải SBT Ngữ văn 7 Trưa tha hương - Cánh diều

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy nêu lên một số bằng chứng trong bài Trưa tha hương (Trần Cư) để làm rõ đặc điểm của thể loại tùy bút.

Quảng cáo

Trả lời:

Một số bằng chứng trong bài “Trưa tha hương” làm rõ đặc điểm của thể loại tùy bút là:

- Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.

- Thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”

- Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”

Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Các yếu tố về bối cảnh như địa điểm, không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện nêu trong bài có liên quan như thế nào với sự kiện nghe tiếng hát ru xứ Bắc?

Quảng cáo

Trả lời:

Các yếu tố về bối cảnh nêu trong bài tập có liên quan rất nhiều đến sự kiện nghe tiếng hát ru: Vào một buổi trưa nắng đẹp, không gian tĩnh lặng; ở một nơi xa quê hương, bên kia bờ Cửu Long Giang (Cam-pu-chia), trong một “căn phòng tối mát”, “Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa … rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa.”, … Toàn bộ bối cảnh ấy tạo nền cho sự xuất hiện của tiếng ru, rất phù hợp cho tiếng ru cất lên từ một người đang tha hương và gợi cho người ta nhớ về quê hương,...

Câu 3 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe hát ru.

Quảng cáo

Trả lời:

Một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe hát ru.: “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá! Qua bao thế kỉ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em.”. Hoặc: “Rồi một lúc lâu, lại tiếp giọng thiết tha, man mác một niềm nhớ tiếc: Khi đi trúc mới mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre… Tôi bỗng thấy tâm hồn boét cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa …”.

Câu 4 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Quảng cáo

Trả lời:

Một số câu văn cụ thể trong văn bản cho thấY: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc:

“Rồi xứ Bắc, với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về lòng tôi vì câu hát …”. Hoặc: “Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh màu hạ nên thơ. Nắng sưởi trên tàu chuối xanh non, chỗ xanh trong, chỗ láng bóng như mạ bạc, phản chiếu lên trần bếp một thứ ánh sáng rất dịu, xanh mướt và thái bình. Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa … rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa.”.

Hai đoạn văn trên, tác giả rất chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc và miêu tả thiên nhiên thơ mộng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu, … nên ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình.

Câu 5 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thì ra cô thôn nữ vui vẻ, nhí nhảnh, ưu hát ví vẫn còn sống trong lòng người đánh võng.

          Rồi xứ Bắc, với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát …

Thì ra, cho dù đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.

Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy.

a. Câu hát ru gợi lên trong lòng tác giả những gì?

b. Đoạn trích này nằm cuối văn bản Trưa tha hương, điều đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào với chủ đề của văn bản?

c. Qua đoạn trích trên, tác giả muons khẳng định điều gì?

Trả lời:

a. Câu hát ru gợi lên tỏng lòng tác giả về quang cảnh quê hương và sinh hoạt của con người xứ Bắc “với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng đơn sơ đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về …”.

b. Đoạn trích này nằm cuối văn bản Trưa tha hương, như là phần kết lại, qua đó, tác giả nêu lên những suy nghĩ, phát biểu khái quát về giá trị và ý nghĩa của điệu hát ru; thể hiện rõ chủ đề của văn bản.

c. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn khẳng định: Con người dù có đi đâu, ở đâu và trải qua những đổi thay đi nữa, trong tâm hồn vẫn đọng lại tình cảm quê hương; vẫn in đậm dấu ấn các kí ức tuổi thơ; tâm hồn và tính cách khó mà thay đổi. Hai câu kết của đoạn trích thể hiện rõ điều đó: “Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy.”.

Câu 6 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, em hãy nêu lên một số hiểu biết của mình về điệu hát ru của miền Bắc.

Trả lời:

Một số hiểu biết của em về điệu hát ru ở miền Bắc là:

1. Nguồn gốc hình thành hát ru

Hát ru của người Việt ở Bắc Bộ có nguồn gốc lịch sử lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tâm hồn người Việt. Giữa trưa hè oi ả hay những đêm đông lạnh giá, lời ru của bà, của mẹ cất lên lúc thì như một làn gió mát, khi lại như ngọn lửa ấm nồng đưa bé chìm sâu vào giấc ngủ. Trong lời ru có cánh cò bay, có cái bống chịu thương chịu khó giúp mẹ việc nhà, có con cún hay nô đùa với bé, … Tất cả cuộc sống thường nhật đều được tái hiện trong từng câu hát ru.

Môi trường của hát ru trước hết và chủ yếu là ở gia đình, mẹ hát ru con, bà hát ru cháu, chị ru em là để dỗ dành trẻ nhỏ vào giấc ngủ. Mẹ ru con ngủ để có thời gian làm việc nhà, việc nước. Bà ru cháu ngủ để đỡ đần mẹ nó những khi bận bịu bịu vắng nhà, chị ru em cho mẹ đi làm đồng áng, … Buổi ban đầu, tiếng hát ru có tính chất phản xạ, bản năng của người mẹ dùng để ức chế giấc ngủ và thể hiện tình cảm mẹ con thiêng liêng. Nhưng về sau, tiếng hát ru hình thành và trở thành một loại dân ca trữ tình nằm trong sinh hoạt văn hóa gia đình với chức năng giáo dục và thẩm mĩ sâu sắc. Hát ru đã vượt khỏi phạm vi gia đình và trở thành một loại dân ca nằm trong hình thức thanh nhạc. Hát ru người Việt ở Bắc Bộ ra đời là kết quả của sự sáng tạo cùng với tình yêu thương vô bờ bến của những người mẹ, người bà, người chị.

2. Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ

Hát ru của người Việt ở Bắc Bộ có nguồn gốc xã hội gắn liền với hoạt động lao động, với đời sống sinh hoạt gia đình. Không giống các thể loại dân ca khác chỉ bó hẹp trong bối cảnh của hội hè, những bài hát ru ở Bắc Bộ thường mang tính chất ngụ ngôn, nội dung lời ca khá phong phú, mang nhiều hình ảnh, nỗi niềm khác nhau.

Từ hình ảnh những con vật thân thuộc, gần với cuộc sống của người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con mèo, con chuột, cái bống, … đến công việc làm ăn, đi chợ; từ các mối quan hệ giữa con người với con người đến lẽ sống ở đời, các hiện tượng thiên nhiên, chất phác, phù hợp với tính hình ảnh, tính cụ thể trong việc lĩnh hội hình tượng nghệ thuật của trẻ thơ.

Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ thường sử dụng ca dao với những thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, lời ca thường mang hình ảnh cụ thể, có tính văn học, nhưng không phải bất kì một câu lục bát nào cũng có thể đưa vào hát ru. Ca dao chính là phần lời mang đầy ý nghĩa nhân văn, khi đưa vào hát ru, người hát và trẻ thường dễ nhớ. Lời hay, ý đẹp của thơ ca làm ta dễ hiểu, dễ đi vào tâm tư, tình cảm và trái tim bao thế hệ. Ví dụ:

Yêu con biết lấy gì đong

Gan bào ruột thắt ước mong trăm đường

Con có bé nhỏ mẹ lo,

Cho ăn tắm mát thơm tho bế bồng

Trong lời ca của hát ru luôn luôn có sự liên kết giữa hai thành tố: câu ru và tiếng đưa hơi. Hát ru thường được mở đầu bằng những tiếng: à ơi, ru hời, … thường gọi đấy là tiếng “đưa hơi”. Bên cạnh đó, trong lời ca của hát ru thường được sử dụng những tiếng đệm lót như: í a, ư ừ, hỡi hời, … để tăng thêm khả năng biểu cảm của người ru, thể hiện tình cảm âu yếm, vỗ về, nựng nịu. Ví dụ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Lời ca: “À a a a ơi, à a a a ời. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước i i trong nguồn chảy i i ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu i i a mới là i i i đạo con. À a a a ơi, à a a a ời.”.

3. Âm nhạc trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ

Hát ru Bắc Bộ là thể loại hát ru mang phong cách ngâm ngợi, thường phổ nhạc dựa vào những câu thơ lục bát (6/8) hoặc lục bát biến thể. Âm nhạc trong hát ru là phương tiện giúp người ru giao tiếp được với trẻ một cách thuận lợi cho dù trẻ đã đủ lớn để hiểu hay chưa hiểu được khả năng giao tiếp bằng ngôn từ. Giai điệu hát ru lôi cuốn trẻ vào tiếng ru và dễ dàng lĩnh hội những tín hiệu do ngôn ngữ âm nhạc hát ru mang lại.

Âm nhạc và lời ca là hai yếu tố luôn gắn bó mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong quá trình định hình và phát triển của cấu trúc. Qua việc tìm hiểu các bài hát ru ở nông thôn Bắc Bộ ngày nay, hầu hết các bài hát ru đều thuộc loại cấu trúc ba phần riêng biệt, gồm: phần mở, thân, đóng.

Phần mở: Là một nét đưa hơi ngắn, tính chất dịu dàng, đường nét giai điệu thoáng đạt, tự do gắn với những hư từ như à … ơi, à … ời. Tuy không bao hàm nội dung câu hát nhưng phần mở có tác dụng chuẩn bị cho sự xuất hiện của thang âm và điệu, cách ngân nga, luyến láy, … ở phần tiếp diễn. Đặc biệt, nó còn khắc họa tính thể loại cho các làn điệu này. Điển hình của câu ru Bắc Bộ là tiếng à ơi … với hai nét nhạc mở. […].

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên