Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 22: Khái quát về vi sinh vật hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.
Lý thuyết Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
I. Khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật
1. Khái niệm
- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi.
2. Đặc điểm
Một số đặc điểm chung của vi sinh vật:
- Có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi.
- Phần lớn có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.
- Có khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và cả trên cơ thể sinh vật.
- Có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Kích thước các bậc cấu trúc của thế giới sống
II. Các nhóm vi sinh vật
Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật có thể được phân loại thành 2 nhóm gồm:
- Nhóm đơn bào nhân sơ: Vi khuẩn cổ và vi khuẩn.
- Nhóm đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực: Vi nấm, vi tảo, nguyên sinh vật.
Một số đại diện vi sinh vật
III. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
Dựa vào nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng, vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng gồm: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng.
Vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng
Kiểu dinh dưỡng |
Nguồn năng lượng |
Nguồn cacbon chủ yếu |
Ví dụ |
Quang tự dưỡng |
Ánh sáng |
CO2 |
Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục. |
Hóa tự dưỡng |
Chất vô cơ |
CO2 |
Vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxi hóa hydrogen, oxi hóa lưu huỳnh. |
Quang dị dưỡng |
Ánh sáng |
Chất hữu cơ |
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía. |
Hóa dị dưỡng |
Chất hữu cơ |
Chất hữu cơ |
Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. |
IV. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Để nghiên cứu vi sinh vật, cần dùng nhiều công cụ, kĩ thuật và nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi: để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một số nhóm vi sinh vật.
Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi
- Phương pháp nuôi cấy:
+ Mục đích: để nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí của vi sinh vật và sản phẩm chúng tạo ra.
+ Môi trường nuôi cấy: dựa vào trạng thái, có thể nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường lỏng hay đặc; dựa vào thành phần các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy được chia thành 3 loại cơ bản là môi trường tự nhiên (thành phần gồm các hợp chất tự nhiên), môi trường tổng hợp (gồm các chất có thành phần và số lượng đã biết), môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các hợp chất đã biết thành phần).
Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường đặc và môi trường lỏng
- Phương pháp phân lập vi sinh vật:
+ Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi khuẩn.
+ Mục đích của phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các dòng thuần khiết để khảo sát và định loại.
- Phương pháp định danh vi khuẩn:
+ Là mô tả chính xác các khuẩn lạc tách rời.
+ Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành khuẩn lạc. Mỗi khuẩn lạc đều thuần nhất từ một chủng vi khuẩn, mang hình thái đặc trưng về hình dáng, độ cao bờ và rìa của khuẩn lạc. Có 3 dạng khuẩn lạc chính:
Khuẩn lạc vi sinh vật
Dạng S: khuẩn lạc thường nhỏ, màu trong, mặt lồi, bờ đều, bóng.
Dạng M: khuẩn lạc đục, tròn lồi hơn dạng S, quánh hoặc dính.
Dạng R: khuẩn lạc thường dẹt, bờ đều hoặc nhăn nheo, mặt xù xì, khô.
2. Các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
- Kĩ thuật cố định và nhuộm màu: để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật.
Phương pháp nhuộm Gram
- Kĩ thuật siêu li tâm: Cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào.
Máy li tâm
- Kĩ thuật đồng vị phóng xạ: để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử, theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST