5+ Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (mới)

5+ Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (mới)

Quảng cáo

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - lớp 9 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (sách Văn 10 cũ)

A. Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng

    + hiên vắng: không gian mênh mang, vắng lặng

    + ngọn đèn leo lét: tả không gian mênh mang và sự cô đơn trầm lặng của con người.

    + Tiếng gà: âm thanh trong đêm bị chìm đi trong cái cô tịch của đêm.

    + Bóng cây hòe gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ

Quảng cáo

- Ý nghĩa diễn tả nội tâm: tô đậm nỗi cô đơn, lẻ bóng, gợi nỗi nhớ mong, sự khao khát hạnh phúc của người chinh phụ

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ

    + những hành động lặp đi lặp lại: đi đi lại lại ngoài hiên vắng, ngồi rủ rèm chờ đợi, một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng

    + Từ ngữ trầm buồn : bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn,…

    + câu hỏi tu từ : đèn biết chăng?

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Người chinh phụ buồn đau khổ, vì:

    + chồng nàng đi chinh chiến sa trường đã mấy năm, nàng chỉ biết chờ đợi, lo lắng cho sự an nguy của chồng

    + càng khao khát đoàn tụ, khao khát cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu.

    + Nguyên nhân sâu xa là cuộc chiến tranh phi nghĩa

Quảng cáo

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Những câu thơ là lời (đây là ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ nửa trực tiếp) của người chinh phụ

    + Đèn có biết … bi thiết mà thôi.

    + Lòng này gửi gió đông … đau đáu nào xong.

- Giá trị biểu hiện : làm lời văn sinh động, góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần, tâm thế buồn đau da diết, than vãn hiện thực của người chinh phụ.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Nhạc điệu của thể song thất lục bát: giọng cao thấp, bổng trầm, lên xuống linh hoạt, vừa chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn, vừa có sự du dương, mềm mại của thể lục bát.

LUYỆN TẬP

Đoạn văn tham khảo

Quảng cáo

Hôm nay có điểm thi đại học. Tôi vô cùng lo lắng hết đi lên lại đi xuống. Cả 12 năm học tất cả công sức ước mơ đều gói gọn trong kì thi này. Bố mẹ đều khuyên và an ủi tôi. Bồn chồn, sọ hãi, tất cả đều hỗn độn trong tâm trí tôi. Điểm báo về. Thật may mắn tôi đã đỗ ngôi trường hằng mong ước. Tôi vỡ òa trong niềm sung sướng và hạnh phúc. Cả nhà tôi hân hoan. Tôi đi khoe hết nhà ông bà ngoại, ông bà nội, cô, dì, .... Tôi rất vui vì bao nhiêu công sức nỗ lực của tôi đã được đền đáp.

Xem thêm các bài soạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay, ngắn khác:

Bài giảng: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh, năm mất.

- Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII.

- Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

2. Dịch giả

- Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên); nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Bà lập gia đình khá muộn (năm 37 tuổi), chồng bà là Nguyễn Kiều; vừa cưới xong, ông đã đi sứ Trung Quốc. Có thể bà đã dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian này. Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phá.

- Phan Huy Ích (1750 – 1822), tự là Dụ Am, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sau di cư ra làng Sài Sơn, phủ Quốc Oai, nay thuộc Hà Tây; đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi; sáng tác còn có Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.

C. Tác phẩm

*Chinh phụ ngâm

- Hoàn cảnh ra đời: Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

- Thể loại: Ngâm khúc, là một thể loại trữ tình có quy mô tương đối lớn. Tác phẩm ngắn nhất có đến trăm câu thơ, thậm chí vài trăm câu thơ. Đó là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại.

- Số lượng: 476 câu thơ. g Bản dịch: 412 câu.

- Thể thơ: Trường đoản cú (câu thơ dài ngắn khác nhau) g Bản dịch: Thể thơ song thất lục bát.

- Tóm tắt: Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết. Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng. Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng “trăm sầu nghìn não” khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng. Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.

- Giá trị nội dung:

+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch)

+ Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

*Đoạn trích

- Vị trí đoạn trích: Từ câu 193 đến câu 216.

- Thể loại: Ngâm khúc.

- Thể thơ: Song thất lục bát.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ.

+ Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…).

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên