Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) ngắn nhất

Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh)(ngắn nhất)

Câu 1 (trang 41 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Những chỗ chưa sát với nguyên tác:

- Câu 2:

    + Nguyên tác "Mạn mạn" dịch nghĩa "trôi lững lờ" nhưng dịch thơ "trôi nhẹ".

    + Nguyên tác từ "Cô" dịch nghĩa "lẻ loi" nhưng bản dịch thơ lại không xuất hiện.

→ Không diễn tả hết được sự lẻ loi, đơn độc và sự chầm chậm của chòm mây trên thinh không.

- Câu 3:

    + Nguyên tác và bản dịch nghĩa đều là "thiếu nữ" nhưng dịch thơ lại chuyển thành "cô em".

→ Ý thơ mất sắc thái sang trọng, không phù hợp với dụng ý thơ của tác giả.

    + Nguyên tác và bản dịch nghĩa không có từ nào dịch nghĩa là "tối" nhưng dịch thơ lại có.

→ Dù là dịch thoát ý nhưng vô tình khiến ý thơ bị lộ, mất dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.

Câu 2 (trang 41 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu:

    + "Cánh chim mỏi": hình ảnh ước lệ cổ điển. Cánh chim mỏi hơn, bay nặng nề hơn sau một ngày, đang trên đường về tổ khi trời về chiều.

    + "Chòm mây lơ lửng": Sự lẻ loi đơn độc của chòm mây khi trời về chiều.

→ Cảnh thiên nhiên yên bình, vân động theo đúng nhịp của tạo hóa nhưng lại chuyển động lặng lẽ, đượm buồn.

- Cảm xúc của nhà thơ:

    + Sự quan sát tinh tế thể hiện tình yêu thiên thiên của tác giả.

    + Sự lẻ loi, lặng lẽ của hình ảnh thiên nhiên đồng điệu với tâm trạng người tù của nhà thơ. Cánh chim đã về tổ còn Bác vẫn đang trên đường chuyển nhà lao. Chòm mây cô đơn cũng giống như hoàn cảnh của Bác lúc này.

    + Chim về tổ nghỉ ngơi rồi mai lại bắt đầu hành trình mới chứ không kết thúc cuộc đời. Sự tự tin, lạc quan của Bác cũng hiện rõ qua ý thơ. Bác tuy chuyển lao nhưng vẫn đang mong chờ ngày được tự do để tiếp tục với công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 3 (Trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Cô thôn nữ đang xay ngô:

    + Con người nổi bật giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên và cũng chỉ có duy nhất 1 người.

    + Thơ Bác không đi theo mô tip của thơ cổ dù sử dụng hình ảnh thiên nhiên như trong thơ cổ nhưng thay vì xuất hiện con người là những ẩn sĩ hoặc giai nhân thì ở đây thơ Bác lại xuất hiện hình ảnh con người lao động.

    + Cô thôn nữ là hình ảnh tả thực những con người lao động trẻ trung, khỏe khoắn. Dù công việc vất vả, nặng nhọc nhưng vẫn hăng say, miệt mài. Qua đó thể hiện sự trân trọng, tình yêu thương của Bác với những người dân lao động nghèo khổ.

- Phép điệp vòng "ma bao túc" khẳng định công việc diễn ra thường xuyên, vận động nhịp nhàng theo chu trình của cuộc sống. Không gian được thu hẹp. Từ bầu trời mây bao la nhỏ dần, thấp dần đến công việc xay ngô của cô thôn nữ bên bếp lửa hồng. Từ sự tượng trưng đi đến cuộc sống thực tế bộc lộ ý chí, khát vọng sống của Bác.

- Từ đắt "hồng" đã làm bừng sáng cả không gian chiều tối. Sự chuyển động từ gam màu u tối về gam màu tươi sáng khẳng định niềm lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

Câu 4 (Trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Nghệ thuật tả cảnh:

    + Vừa có nét cổ điển (sử dụng bút pháp chấm phá, ước lệ, hình ảnh thơ cổ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động, hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường ngày).

    + Bút pháp gợi tả chủ yếu nên nội dung thơ cô đọng, hàm súc, dễ truyền tải thông điệp.

- Ngôn ngữ thơ:

    + Ngôn từ linh hoạt, sáng tạo.

    + Một số từ vừa gợi tả lại vừa truyền tải tốt cảm xúc như "cô vân", "quyện điểu".

    + Sử dụng từ đắt khiến cả nội dung thơ bừng sáng.

Luyện tập

Bài 1(trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Cảm nghĩ về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ:

- Cảnh vật:

    + Cảnh vật vận động theo thời gian: Từ chiều tối cho đến khi trời tối hẳn.

    + Cảnh vật chiều tối nơi núi rừng quạnh hiu, cô độc đến cảnh sinh hoạt đời msống ấm áp, tươi vui.

- Tâm trạng nhà thơ:

    + Tâm trạng khi nhìn cảnh vật lúc chiều tối: Cô đơn, buồn bã.

    + Khi trời tối hẳn: Toát lên phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, hướng đến những điều tốt đẹp, tương lai cách mạng tươi sáng.

Bài 2 (trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng.

- Trân trọng cuộc sống giản dị của những con người lao động.

- Ngọn lửa cuộc sống làm bừng sáng không gian u tối, tĩnh mịch, lạnh lẽo của bức tranh thiên nhiên núi rừng.

- Hình ảnh là niềm lạc quan, yêu đời, tình yêu thương những con người lao động của Bác.

Bài 3 (trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Trong thơ Bác luôn có sự hài hòa chất thép và chất tình.

- Chất thép: Tinh thần hiên ngang, bất khuất, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng trong mọi hoàn cảnh của người chiến sĩ.

- Chất tình: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, trân trọng những con người lao động bình dị.

Xem thêm các bài soạn Chiều tối hay, ngắn khác:

Bài giảng: Chiều tối - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Hồ Chí Minh (1890-1969)

- Quê quán: Nghệ An

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

- Thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp)  hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

  + 1911: ra đi tìm đường cứu nước.

  + 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.

  + 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

  + 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.

  + 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…

 Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.

- Phong cách nghệ thuật: 

  + Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng

  + Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức

  + Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.

+ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.

- Tác phẩm chính: 

 + văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…

  + truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…

  + thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng

 + Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên

+ Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người

-   Giá trị nội dung: 

 + Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên