Soạn bài Câu đặc biệt năm 2021 mới, ngắn nhất

Soạn bài Câu đặc biệt

A. Soạn bài Câu đặc biệt (cực ngắn)

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

   a. Không có câu đặc biệt.

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức trưng bày…kháng chiến.

   b. Không có câu rút gọn

Câu đặc biệt: Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!

Quảng cáo

   c. Không có câu rút gọn.

Câu đặc biệt: Một hồi còi.

   d. Câu rút gọn:

- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu đặc biệt: Lá ơi!

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn ngắn gọn, không bị lặp, không bị thừa.

- Các câu đặc biệt:

   + Ba giây…Bốn giây… : Xác định thời gian.

   + Lâu quá! - bộc lộ cảm xúc.

   + Một hồi còi – thông báo, tường thuật

   + Lá ơi - gọi đáp.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Tôi yêu biết bao quê hương mình. Yêu những buổi sáng tinh mơ với tiếng người cười nói ríu rít gọi nhau ra đồng, yêu những buổi chiều hè được đắm mình dưới dòng sông trong mát, ngọt lành. Những đêm trăng thanh với những làn gió mát bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương! Quê hương tôi đẹp quá! Mai đây dù có khôn lớn trưởng thành nhưng dấu ấn về những cảnh đẹp quê hương vẫn sẽ hằn sâu trong tâm trí tôi.

Xem thêm các bài soạn bài Câu đặc biệt hay khác:

Quảng cáo

Bài giảng: Câu đặc biệt - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Câu đặc biệt: là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 

Ví dụ: Ôi! Em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. 

(Khánh Hoài) 

“Ôi! Em Thủy!” là câu đặc biệt. 

2. Câu đặc biệt thường được dùng để: 

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. 

Ví dụ: Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. 

(Nguyên Hồng) 

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 

Ví dụ: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng eo, tiếng vỗ tay. 

(Nam Cao)

- Bộc lộ cảm xúc. 

Ví dụ: “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. 

(Khánh Hoài) 

- Gọi đáp. 

Ví dụ: 

An gào lên: 

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

- Chị An ơi! 

Sơn đã nhìn thấy chị. 

(Nguyễn Đình Thi) 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 7 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên