Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm năm 2021 mới, ngắn nhất

Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm

A. Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm (cực ngắn)

Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Quảng cáo

Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Tiêu chí Văn miêu tả Văn biểu cảm
Mục đích Nhằm tái hiện lại đối tượng để người ta hình dung được về nó Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Phương thức biểu đạt Miêu tả Biểu cảm

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm

Tiêu chí Văn tự sự Văn biểu cảm
Mục đích Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Phương thức biểu đạt Tự sự Biểu cảm
Quảng cáo

Câu 3 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm phương tiện cho người viết bộc lộ tình cảm.

- Nếu không có tự sự, miêu tả, tình cảm người viết sẽ mơ hồ không cụ thể bởi lẽ tình cảm, cảm xúc của con người luôn nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Câu 4 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Em sẽ thực hiện bài làm qua các bước: Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn ý - viết bài - đọc lại và sửa chữa.

- Tìm ý và sắp xếp các ý:

   + Cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân (mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở,...).

   + Cảm nhận về hoạt động của con người trong mùa xuân (trẩy hội, tết, du xuân,...)

   + Ý nghĩa của mùa xuân: (Mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch, mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ)

Quảng cáo

Câu 5 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy,..

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ đều có tính trữ tình, thể hiện cảm xúc của tác giả.

Xem thêm các bài soạn bài Ôn tập văn biểu cảm hay khác:

B. Kiến thức cơ bản

1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

– Văn miêu tả nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cách…

– Văn biểu cảm thể hiện tình cảm, thái độ đối với thế giới xung quanh. Trong văn biểu cảm có thể dùng biện pháp miêu tả để khêu gợi hay bộc lộ tình cảm, không lấy miêu tả làm mục đích.

2. Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sự:

– Văn tự sự kể lại một chuỗi các sự việc, có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

– Văn biểu cảm dùng tự sự như một phương thức để bộc lộ cảm xúc. Tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả mà được dùng làm nền để khêu gợi cảm xúc.

3.Miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm đóng vai trò làm nền cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả tình cảm sẽ mơ hồ, không cụ thể.

Ví dụ: Tình cảm nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua việc tả quang cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 7 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên