5+ Soạn bài Cố hương (mới)

5+ Soạn bài Cố hương (mới)

Cố hương - lớp 8 Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Soạn bài Cố hương (sách Văn 9 cũ)

A. Soạn bài Cố hương (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

(Bố cục xem nội dung trên)

Quảng cáo

Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Các nhân vật: Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh.

- Nhân vật chính : Nhân vật tôi và Nhuận Thổ.

- Nhân vật trung tâm : nhân vật tôi vì vừa là người kể, vừa thể hiện những suy ngẫm của tác giả, có quan hệ với cả hệ thống nhân vật.

Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: hồi ức và đối chiếu để làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần và làng quê.

- Sự thay đổi của Nhuận Thổ: cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng – cố nông xơ xác, đông con. Diện mạo đổi thay đột ngột.

- Sự thay đối của con người và cảnh vật của làng tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề

- Tác giả thể hiện thái độ thất vọng buồn bã, suy tư, trăn trở trước sự thay đổi của con người và cảnh vật và khao khát một sự thay đổi, khát khao tới xã hội tốt đẹp.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Đoạn a: Chủ yếu dùng phương thức tự sự làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.

- Đoạn b: Chủ yếu miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh khốn khổ của Nhuận Thổ.

- Đoạn c : Chủ yếu lập luận, tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về xã hội bấy giờ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 219 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Học thuộc một đoạn văn mà em yêu thích.

Câu 2 (trang 219 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ:

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi

Hình dáng

Nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc sáng, bàn tay hồng hòa, mập mạp

Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, bàn tay nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông, đội mũ lông chiên rách...

Động tác

Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

Môi mấp máy, không ra tiếng, người co rúm, dáng điệu cung kính.

Giọng nói

Dứt khoát, rõ ràng

Môi mấp máy không ra tiếng

Thái độ đối với “tôi”

Thân thiết

Xa cách, cung kính

Tính cách

Hồn nhiên, lanh lợi, tháo vát, biết nhiều chuyện

Khúm núm, khép nép, trầm ngâm

Xem thêm các bài soạn Cố hương hay, ngắn khác:

Bài giảng: Cố hương - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Lỗ Tấn (1881- 1936)

- Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

- Cuộc đời

  + Ông chuyển hướng từ nghề y sang nghề văn vì ông tin rằng văn chương có thể trở thành vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thàn dân chúng

  + Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng “ngu muội”

+ Truyện của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa cho nhân dân lao động dưới ách áp bức của chế độ phong kiến

- Tác phẩm chính: 17 tạp văn, hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926)

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:     Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt  Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai

- Bố cục: 

+ Phần 1( Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

+ Phần 2(Tiếp đó đến “ Sạch trơn nh quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

+ Phần 3(Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê

- Ngôi kể Thứ nhất

-  Giá trị nội dung: 

 Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

-  Giá trị nghệ thuật: 

+ Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

+ Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

+ Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 9 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 9 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên