Soạn bài Tổng kết về từ vựng (I) ngắn nhất năm 2021
Soạn bài Tổng kết về từ vựng (I) ngắn nhất
A. Soạn bài Tổng kết về từ vựng (I) (ngắn nhất)
Từ đơn và từ phức
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
* Khái niệm từ đơn - từ phức
* Từ đơn: do một tiếng có nghĩa tạo thành (Ví dụ: hoa, quả).
* Từ phức: do 2 hay nhiều tiếng tạo thành (Vi dụ: hoa hồng.)
Từ phức gồm:
- Từ ghép: Ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
- Từ láy: Có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng gồm hai loại: láy bộ phận và láy vần.
Từ
- Từ đơn
- Từ phức:
+ Ghép: Chính phụ,Đẳng lập
+ Láy : láy hoàn toàn
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đem đẹp, nho nhỏ, xôm xốp.
- Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
Thành ngữ
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ được cấu tạo nên nó. Nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ - so sánh
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Tổ hợp là thành ngữ :
+ Đánh trống bỏ dùi: thái độ làm việc dở dang, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.
+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót giả dối nhằm che dấu tội lỗi.
- Tổ hợp là tục ngữ :
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu cái tốt, cái hay mà tiến bộ.
+ Chó treo mèo đậy: Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật |
Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật |
+ Cá chậu chim lồng: ví tình cảnh bị giam giữ, bó buộc, tù túng, mất tự do. + Ếch ngồi đáy giếng : những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ. → Đặt câu: + Từ ngày lấy chồng, chị ấy sống cảnh cá chậu chim lồng. + Ông ta chỉ huênh hoang thế thôi chứ thực ra chỉ là ếch ngồi đáy giếng. |
+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng. + Cây cao bóng cả: người có thế lực, có uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác. → Đặt câu: + Yêu cầu ông ấy phát biểu đúng năm phút, đừng để ông ta dây cà ra dây muống, sốt ruột lắm. + Bác là cây cao bóng cả, nhờ bác nói một tiếng với bà con. |
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương :
+ Tự ta, ta phải lo âu
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa.
(Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc)
Nghĩa của từ
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
* Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Mô tả sự vật, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cách giải nghĩa của (a) là đúng
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Cách giải nghĩa câu (b) đúng vì dùng các tính từ (rộng lượng), ngữ tính từ (dễ tha thứ) để giải thích tính từ độ lượng. Còn giải thích ở (a) dùng ngữ danh từ (đức tính rộng lượng) thì không phù hợp.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
*Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên. Ví dụ: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre, mắt ổi
*Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là quá trình mở rộng của từ:
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ “hoa” trong “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Nhưng không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nghĩa mới vì nghĩa này của từ “hoa” chỉ xuất hiện tạm thời trong văn cảnh cụ thể, chưa có tính ổn định.
Từ đồng âm
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Khác hiện tượng từ nhiều nghĩa: là nói một chữ có thể dùng để diễn tả nhiều ý (2 nghĩa trở lên).
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Từ “lá” trong “khi chiếc lá xa cành – Lá không còn màu xanh...” và “công viên là lá phổi của thành phố” là hiện tượng chuyển nghĩa. Hai từ “lá” đầu là nghĩa gốc, từ “lá” thứ ba là nghĩa chuyển.
Từ đồng nghĩa
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn, không thể thay thế.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” vì từ “xuân” đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ “xuân” cho thấy tinh thần lạc quan, tươi trẻ và đầy sức sống.
Từ trái nghĩa
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Các cặp từ trái nghĩa :
- Cùng nhóm với sống – chết : chiến tranh – hòa bình, đực - cái → thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
- Cùng nhóm với già – trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo → các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Nghĩa của một từ có thể hẹp hay rộng hơn nghĩa của từ khác gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ. Một từ được coi là:
- Có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trường từ vựng
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Các từ cùng trường từ vựng: Tắm và bể → tăng tính biểu cảm, tăng sức tố cáo.
Xem thêm các bài soạn Tổng kết về từ vựng hay, ngắn khác:
B. Kiến thức cơ bản
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
1. Từ đơn và từ phức
Từ đơn: từ có một tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ: nhà, cửa, xe, bút, sách…
Từ phức: từ có hai tiếng trở lên tạo thành. Ví dụ: sách vở, xe cộ, lấp lánh, khấp khiểng…
2. Thành ngữ: là những cụm từ mang nghĩa cố định được sử dụng hằng ngày. Nghĩa của nó không thể giải thích bằng nghĩa của các từ đơn lẻ.
VD: Nhanh như chớp, trắng như vôi, nhát như cáy…
3. Nghĩa của từ: nội dung mà từ biểu thị
VD: nghĩa của từ “đi” hoạt động di chuyển bằng chân của người, động vật.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một, hoặc một số nghĩa chuyển của nó.
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ dựa trên 2 phương thức: hoán dụ và ẩn dụ
VD: Từ “mặt” nghĩa gốc chỉ bộ phần trên cơ thể con người, phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm
Nghĩa chuyển: mặt bàn, mặt ghế, mặt kính, mặt đồng hồ…
5. Từ đồng âm: từ giống nhau về âm đọc nhưng khác nhau về nghĩa.
VD: Tôi đi học.
Mùi vôi tôi mới nồng nặc làm sao!
Từ tôi 1: đại từ xưng hô
Từ tôi 2: động từ chỉ hoạt động thả vôi vào trong nước
6. Từ đồng nghĩa
Là những từ giống nhau hoặc có nét tương đồng với nhau về mặt ý nghĩa.
Ví dụ: từ chết và từ toi đồng nghĩa với nhau, đều chỉ hiện tượng chấm dứt sự sống
7. Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
VD. sáng- tối, đóng- mở, vui- buồn…
8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: sự khái quát nghĩa của từ ngữ theo những cấp độ khác nhau (rộng- hẹp)
Ví dụ: nghĩa của từ vũ khí khái quát nghĩa của từ: lê, mác, súng, đại bác…
9. Trường từ vựng: tập hợp những từ có chung ít nhất một nét về nghĩa
Ví dụ trường từ vựng thực phẩm: thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá…
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Đồng chí
- Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Soạn bài Kiểm tra truyện trung đại
- Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
- Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 9 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 9 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều