Tiếng Việt 5 VNEN Bài 32C: Viết bài văn tả cảnh

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 32C: Viết bài văn tả cảnh

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 149 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Thi điền nhanh dấu câu - Trao đổi, điền nhanh dấu câu vào ô trống trong mẩu chuyện dưới đây. Viết kết quả ra bảng nhóm theo số thứ tự.

M: 1 - dấu phẩy

Đợi ô tô qua Tan học, thấy cu Tí chần chừ mãi không đi về (1) một chị lớp 5 hỏi (2)

- Sao em chưa về (3)

- Bà dặn em khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường (4)

- Cổng trường mình có bao giờ ô tô chạy qua đâu (5)

Tí rân rấn nước mắt (6)

- Chính vì thế nên em không về được (7)

(Theo Chuyện vui trường học)

Trả lời

Điền dấu vào ô trống:

1 - dấu phẩy; 2 - dấu hai chấm; 3 - dấu chấm hỏi; 4 - dấu chấm;

5 - dấu chấm hỏi; 6 - dấu hai châm; 7 - dấu chấm

Đợi ô tô qua Tan học, thấy cu Tí chần chừ mãi không đi về (,) một chị lớp 5 hỏi (:)

- Sao em chưa về (?)

- Bà dặn em khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường (.)

- Cổng trường mình có bao giờ ô tô chạy qua đâu (?)

Tí rân rấn nước mắt (:)

- Chính vì thế nên em không về được (.)

(Trang 151 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. b. Viết vào vở tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp sau đây:

Câu văn Tác dụng của dấu hai chấm
a. Một chú công an vỗ vai em : - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! ...
b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. ...

Trả lời:

Câu văn Tác dụng của dấu hai chấm
a. Một chú công an vỗ vai em :
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
a. Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.
b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. b. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

(Trang 151 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Cần điền dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ, câu văn dưới đây:

a. Trận đánh đã bắt đầu

Quân ta ào lên trước

Một tên giặc ngã nhào

Chết rồi, không dậy được.

Chết là không nhúc nhích

Sao nó cứ lồm cồm?

Tính ăn gian chẳng thích

Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chân

Nhăn nhó kêu rối rít

- Đồng ý là tao chết

Nhưng đây... tổ kiến vàng !

b. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin "Bay đi, diều ơi ! Bay đi !"

(Theo Tạ Duy Anh)

c. Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

(Theo Văn Nhĩ)

Trả lời

a. Trận đánh đã bắt đầu

Quân ta ào lên trước

Một tên giặc ngã nhào

Chết rồi, không dậy được.

Chết là không nhúc nhích

Sao nó cứ lồm cồm?

Tính ăn gian chẳng thích

Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chân

Nhăn nhó kêu rối rít:

- Đồng ý là tao chết

Nhưng đây... tổ kiến vàng !

b. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi, diều ơi ! Bay đi !"

(Theo Tạ Duy Anh)

c. Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

(Theo Văn Nhĩ)

(Trang 152 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. a. Đọc mẩu chuyện vui dưới đây:

Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. ông dặn ngưòi bán hàng ghi lên băng tang : "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Trả lời câu hỏi:

      • Trong mẩu chuyện vui trên, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào?

      • Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào ?

Trả lời

-Trong mẩu chuyện vui trên, người bán hàng hiểu lầm nên ghi trên băng tang thừa nội dung "nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

-Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước: "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

B. Hoạt động thực thành

(Trang 152 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Viết bài văn tả cảnh theo một trong các đề bài sau:

a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em

b. Một đêm trăng đẹp

c. Trường em trước buổi học

d. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích

Trả lời

Bài văn 1

   Buổi sáng ở khu phố em thật êm đềm.

   Khi ông mặt trời bắt đầu đạp xe qua những dãy nhà cao tầng, toả những tia nắng vàng xuống mặt đất, mọi nhà, mọi người đều nhộn nhịp bắt đầu một ngày mới. Ánh đèn điện trên đường vụt tắt. Đâu đó vẳng lên tiếng chó sủa, tiếng mèo "meo meo" đòi ăn. Ánh đèn nê-ông từ các cửa sổ hắt ra ngoài nhè nhẹ. Trong nhà, tiếng xoong nồi lách cách, tiếng nước chảy lách tách. Các cụ già đi tập dưỡng sinh đã về, tiếng bước chân thình thịch, tiếng cười nói lao xao. Thoảng trong không khí mùi bánh mì thơm phức, mùi nước phở ngào ngạt. Bếp than của bác hàng phở đã rực hồng. Làn gió nhẹ tung tăng trên các cành cây, kẽ lá.

   Những hình ảnh thân thuộc ấy sao mà đáng yêu đến thế.

Bài văn 2

   Một ngày mới nơi đồng quê đến sớm hơn nơi thành phố

   Từ lúc trăng còn treo mờ mờ trên cao, một màu sáng trắng mơ màng đã lan toả khắp nơi. Phía chân trời, màu sáng trắng chuyển dần sang hồng. Màu hồng nhạt nhoà ngày càng rạng dần, thắm dần rồi mặt trời đỏ quạch nhô lên. Màu hồng tươi lan ra, toả ra khắp nơi nơi.

    Cùng bước chuyển của ánh sáng là bước chuyển của âm thanh. Từ lúc trời còn mờ tối, một tiếng gà đơn lẻ ở đâu đó cất lên. Tiếng gà mau dần rồi dệt thành một chuỗi âm vang khắp làng xóm. Tiếng nhỏ hơn và ríu rít là tiếng chim trong các lùm cây. Chim chóc lích rích gọi nhau và đua nhau hót đón chào một ngày mới. Cuối cùng là tiếng người. Tiếng người lưa thưa trong mỗi nhà rồi râm ran trên đường làng.

    Làng quê em chằng chịt đường ngang lối dọc nhưng tất cả đều đổ ra bờ kênh. Đấy là trục đường chính của cả làng dẫn ra cánh đồng bao la phía trước. Con đường vắng lặng trong sương dần dần rộn ràng tiếng người.

    Mọi người vui tươi, hối hả bước vào một ngày mới. Đứng ở bờ rào nhà mình, tím Sáu gọi vang vọng sang nhà dì Tám, hối thúc cùng đi. Thả bộ ngay cổng, ông Ba đợi vợ và con gái đang lúi húi dẹp nốt mấy thứ trong bếp. Mấy thanh niên cười đùa với nhau đã vang tít ngoài xa. Những bước chân, những tiếng nói cười đều đổ ra con đường lớn ven kênh.

    Làn sương mỏng giăng ngon đọt dừa tan nhanh. Màu đỏ quạch của ông mặt trời đã biến mất nên trông ông tươi tỉnh hơn. Hàng dừa lâu năm trái chi chít soi bóng bên bờ kênh, tán lá toả rộng, che rợp cả con đường. Nắng sớm trải vàng trên đường mang đến hơi ấm cho đất lạnh. Khí trời thoáng đãng và tươi mát. Mấy bạn nhỏ cũng bắt đầu bước vào một ngày mới. Người đeo ba lô, người khoác cặp nhảy trên đường, tranh nhau học một bài học thuộc lòng.

    Đường làng rộn lên chừng nửa tiếng rồi trở lại yên ả. Hàng dừa ven đường như đoàn quân đứng ngóng theo đoàn người ra đồng đang xa dần giữa những màu xanh mênh mông của lúa và màu xanh lam bát ngát của bầu trời.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 153 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Hỏi người thân về quyền của trẻ em

Trả lời

Pháp luật quy định, trẻ em khi sinh ra có những quyền sau đây:

1.           Điều 12. Quyền sống

2.           Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

3.           Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

   

4.           Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

5.           Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

6.           Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

7.           Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

8.           Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

9.           Điều 20. Quyền về tài sản

10.          Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

11.          Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

12.          Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

13.          Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

14.          Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

15.          Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

16.          Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

17.          Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

18.          Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

19.          Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

20.          Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

21.          Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

22.          Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

23.          Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

24.          Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật

25.          Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên