Soạn bài Người ở bến sông Châu - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Người ở bến sông Châu trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
Soạn bài Người ở bến sông Châu - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhân vật chính trong truyện là dì Mây. Có số phận bất hạnh: tham gia kháng chiến bị mất một chân, trở về thì người mình yêu đã lập gia đình mới. Tính cách, số phận nhân vật được thể hiện qua tình huống: chú San lấy vợ và vợ chú San vượt cạn
- Chiến tranh gây ra nhiều bi thương, chia rẽ với số phận con người. Người kể chuyện có thái độ đồng cảm, thương xót cho số phận của các nhân vật. Dựa vào cách xây dựng tình huống, tính cách nhân vật của tác giả.
- Hậu quả của chiến tranh: gây thiệt hại lớn về kinh tế nước nhà, chia ly gia đình, cướp đi mạng sống của những con người vô tội hoặc khiến họ trở thành khuyết tật suốt đời.
- Tác giả Sương Nguyệt Minh
+ Nhà văn, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958
+ Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
+ Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
“Người ở bến sông Châu” của Sương Minh Nguyệt là tác phẩm tái hiện cuộc sống và số phận con người hậu chiến tranh, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật dì Mây – một người phụ nữ vị tha, nhân hậu.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Sự việc kể về đám cưới của chú San và cô Thanh – giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Dì Mây trở về vào đúng ngày chú San đi lấy vợ. Dì trở về khiến mọi người đều rất vui mừng nhưng không ai dám nói đến chuyện chú San đã đi lấy vợ.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Lời đối thoại giữa dì Mây và chú San: Dì cương quyết bảo chú về, không muốn nói chuyện vì mọi chuyện đã kết thúc, chú San vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi tới dì.
- Lời bình luận của người kể:
+ Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.
+ Dì Mây nuốt nước mắt vào trong; dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ, dì May thở hổn hển, tay vịn cảnh dựa hẳn vào cây bưởi, dì Mây tức tưởi;
+ Chú San đứng phắt dậy đi theo, chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút len không trung.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Biện phá điệp ngữ: người con gái
=> Nhấn mạnh vào trạng thái, hành động của người con gái bên bến sông Châu
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn học ở nước ngoài
- Dì Mây: da diết khi nhớ về kí ức ở Trường Sơn, trang nhật kí nào cũng viết tên chú San
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Dứt khoát “Không!” => Mặc dù còn thương yêu chú San nhưng dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì người mình yêu thương.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Bây giờ: tóc dì mây rụng nhiều, xơ và thưa
Trước: tóc dì đen óng mượt
=> Tác dụng: Cho thấy được những hậu quả của chiến tranh tác động lên con người
Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Dì chợt thoáng buồn
Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa đến đỡ đẻ cho vợ chú San – người dì Mây từng yêu tha thiết. Dì quyết định đỡ đẻ cho cô Thanh, mặc cho thím Ba can ngăn.
Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Dì Mây khóc vì thương cho số phận của mình: cô đơn, lẻ loi. Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc, tình yêu, cuộc đời lành lặn của dì.
Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Chiến tranh gây ra những đau thương mất mát cho gia đình: khiến một người lành lặn trở thành tàn tật, một gia đình toàn vẹn trở nên thiếu vắng, một đứa trẻ bỗng mất đi người thân.
Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Những bàn tán về dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng. Đồng thời, ta cũng thấy được những hậu quả của chiến tranh của các chiến sĩ qua những lời thoại.
Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Sự thay đổi trong tiếng ru: lúc trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sau thăm con tim những người lính
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Các sự kiện chính
1. Dì Mây trở về, chú San đi lấy vợ
2. Cuộc trò chuyện của dì Mây với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai
3. Dì Mây đỡ đẻ cho vợ chú San
4. Hậu quả chiến tranh tác động lên số phận con người
- Cách xây dựng cốt truyện của tác giả rất độc đáo, mỗi phần là một tình huống giúp bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật, mạch truyện được kể theo trình tự thời gian giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Dì Mây là nhân vật trung tâm
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Dì Mây là người yêu nước, dũng cảm, gan dạ
“Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn.."
- Dì Mây là người thuỷ chung trong tình yêu
“Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh”
Luôn nhớ về ngày tiễn người yêu đi du học: “Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt”
- Dì Mây là người nhân hậu, vị tha
+ Sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc của người mình yêu và không muốn khiến người khác đau khổ: “Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn và khổ. Anh về đi”
+ Trong đêm mưa tầm tã, dù chân khiếm khuyết nhưng sẵn sàng đi trong đêm để đỡ đẻ cho vợ chú San
=> Dì Mây có cuộc đời ngang trái, éo le nhưng luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:
+ Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.
+ Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....
+ Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh....người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
+ Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".
+ Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.
+ Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.
=> Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Không gian: bên bến sông Châu, nhà dì Mây, nhà chú San
- Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ
- Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện gắn với những kỉ niệm tình yêu của dì Mây và chú San, đó cũng là nơi phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt mà bi thương.
Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Điểm nhìn của người kể chuyện: ngôi thứ ba, người kể toàn tri, đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện
- Tác dụng
+ Dẫn dắt người đọc tìm hiểu thế giới các nhân vật
+ Đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá các nhân vật từ điểm nhìn của người kể chuyện
+ Đem đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về cuộc sống
Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn này là hậu quả chiến tranh tác động lên cuộc sống con người và bài ca của tình người. Những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt không chỉ khiến cho biết bao chiến sĩ hi sinh mà còn gây ly biệt gia đình, chia rẽ hạnh phúc đôi lứa. Thế nhưng dù vậy, dân tộc ta vẫn luôn đặt tình yêu nước, đặt nhiệm vụ thống nhất đất nước lên hàng đầu. Và càng trong nghịch cảnh, tình yêu thương giữa người với người lại càng thêm gắn bó, đoàn kết. Đó chính là truyền thống, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều