Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (trang 81) - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 81 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (hay nhất)
- Top 50 Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- (Kết nối tri thức) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (ngắn nhất)
- (Chân trời sáng tạo) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (ngắn nhất)
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (trang 81) - ngắn nhất Cánh diều
1. Định hướng
a) Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung, nghệ thuật (cái hay, cái đẹp của một tác phẩm thơ nào đó.
- Phân tích là chỉ ra và làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật biểu hiện ở từng phương diện cụ thể hoặc đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của tác phẩm thơ,
- Đánh giá là nêu nhận xét của người viết về những điều đã được phân tích. Khi đánh giá, có thể nêu cả các hạn chế cũng như những điều tâm đắc, những phát hiện riêng của bản thân về tác phẩm thơ, Phân tích và đánh giá thường kết hợp với nhau,...
* Tìm hiểu bài mẫu:
Câu hỏi (trang 80 – 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Mở bài, tác giả nêu lên nững thông tin về xuất xứ bào thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả phân tích bài thơ theo từng câu, từng khổ thơ.
- Câu văn nêu nhận xét của người viết: Tư thế của họ mới đàng hoàng làm sao!
- Các dẫn chứng được lựa chọn khi phân tích: chi tiết “con đường chạy thẳng vào tim"
- Ở đây nêu đặc sắc về yếu tố: gợi cảm xúc, cảm nhận
- Sự kết hợp giữa phân tích và đánh giá: Sự khó khăn của người lính trên chiếc xe không kính
- Cách phân tích hình ảnh: “Những chiếc xe từ trong bom rơi”
- Các yếu tố hình thức được chú ý: những nét đặc sắc trong quá trình hành quân, sinh hoạt của người lính.
- Câu thơ được chú ý phân tích: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
- Kết bài nêu lên ý khái quát: Cảm nhận chung về bài thơ.
* Khi phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ cần chú ý:
- Nội dung của tác phẩm thơ thể hiện qua các yếu tố như đề tài, chủ đề, tư tưởng, tình cảm và thái độ, ... của chủ thể trữ tình.
- Nghệ thuật của tác phẩm thơ thể hiện ở các yếu tố hình thức thể loại như: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, các biện pháp tu từ, ...
- Nội dung và nghệ thuật liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, khi phân tích cần làm rõ vai trò và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc làm nổi bật nội dung.
- Nghị luận về một tác phẩm thì có thể yêu cầu phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, đoạn trích hoặc tập trung vào một số nội dung, hình thức của tác phẩm thơ.
2. Thực hành
Bài tập (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều): Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ:
Đề 1: Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.
Đề 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề (Vẻ đẹp của đoạn thơ: nội dung và nghệ thuật; phạm vi dẫn chứng: hai khổ thơ đầu của bài thơ Đất nước,...).
- Đọc kĩ lại đoạn thơ; chú ý vị trí của đoạn thơ, thể thơ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, các hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng...
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.
* Tìm ý
- Cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc
- Con người Tây Bắc
- Nỗi lòng người đi xa
* Lập dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
a. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc
“Cành mận bung cánh muốt”
=> Trong trẻo, tràn đầy sức sống
b. Phân tích vẻ đẹp con người
- “Lũ con trai, lũ con gái, mẹ, cha, người gia....”
=> Không khí rộn ràng, tươi vui
c. Nỗi nhớ của người đi xa
- Điệp từ “giục”
- “Cho người đi xa nhớ lối trở về”
d. Đánh giá nội dung, nghệ thuật của bài thơ
3. Kết bài
- Khái quát cảm nhận về bài thơ “Mùa hoa mận”
c) Viết
* Bài viết mẫu tham khảo:
Quê hương là nơi chúng ta đi để trở về. Và trong tâm trí chúng ta, khi nhắc về quê hương, mỗi người sẽ có một ấn tượng riêng. Quê hương có thể gắn với một mối tình đậm sâu, một ngôi nhà ấm cúng, một con đường tấp nập hay đơn giản chỉ là những cành mận trắng xoá. Quê hương Tây Bắc đã xuất hiện trong những vần thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên một cách thật đặc biệt.
Chỉ với một cành mận trắng, Chu Thuỳ Liên đã tinh tế vẽ nên không khí Tây Bắc vào mỗi dịp đầu năm. Mùa xuân Tây Bắc say đắm lòng người bởi trùng trùng thung núi, bát ngát mây trời, bềnh bồng sương khói, và đặc biệt là muôn vàn loài hoa đua nhau khoe sắc, tạo thành những rừng hoa, đồi hoa bạt ngàn. Nổi bật nhất, ấn tượng nhất của hoa Tây Bắc có lẽ là những cánh rừng hoa mận. Sắc trắng của loài hoa này như làm bừng sáng cả không gian núi đồi. Khung cảnh ấy đã đi vào thơ Chu Thùy Liên với những vần thơ mộc mạc mà đầy cảm xúc trong "Mùa hoa mận". Câu thơ “cành mận bung cánh muốt” được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ đã để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Với từ “bung” và từ “muốt”, ta không chỉ cảm nhận được sắc trắng của bông hoa mà còn thấy được cả sức sống căng tràn trong đó. Đây được coi là hình ảnh, điểm nhấn cho bài thơ, tạo nên cảnh sắc đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Có thể thấy rằng, những cánh hoa mận trắng đã có tác động mạnh mẽ như thế nào trong tâm trí của nhân vật trữ tình.
Bên cạnh một thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống, chúng ta còn cảm nhận được không khí tươi vui, rộn ràng của con người trong “mùa hoa mận”. Lũ con trai thì háo hức chơi cù, con gái thì rộn ràng khăn áo. Những trái bóng bay nhưng nâng cao ước mơ của con trẻ.Chúng chính là tương lai, niềm hy vọng và niềm tự hào của quê hương. Hoa mận nở, báo hiệu xuân về, cũng là lúc “giục mẹ xôn xang lá, gạo/ giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ giục người già bản hối hả làm đu”. Tất cả mọi người nơi đầy đều đang hối hả chuẩn bị cho một năm mới. Tinh thần lao động tươi vui, sảng khoái của họ khiến núi rừng Tây Bắc thêm phần rộn ràng, nô nức. Qua đó, tác giả đã tái hiện nếp sống của người dân vùng núi cao trong mỗi dịp đầu năm. Đó cũng chính là cách để nhà thơ gửi gắm tình cảm với con người nơi đây.
Kết thúc bài thơ là nỗi nhớ quê hương của người con đi xa. Cành mận bung cánh muốt không chỉ tạo nên cảnh sắc mùa xuân mà còn để dẫn lối người đi xa trở về. Một người con xa quê mang theo nỗi nhớ nhung, hồi hộp, bâng khuâng khi trở về mảnh đất nơi mình đã sinh ra. Nhớ quê, con người “nhớ màu hoa mận, nhớ nhà trình tường ủ hương nếp, nhớ lửa hồng nở hoa trong bếp”. Quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhân vật trữ tình, gắn với những hình ảnh thật giản dị, thân quen, gần gũi.
Như vậy, bài thơ là bức tranh đẹp, yên bình về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân miền Tây Bắc. Qua đó, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương của "người đi xa" theo từng mùa hoa mận mà "nhớ lối trở về". Bằng nghệ thuật điệp cấu trúc độc đáo kết hợp với các từ láy, hình ảnh nhân hoá, bài thơ “Mùa hoa mận” trở nên thật ấn tượng, giàu sức hút với bạn đọc.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ, đoạn thơ, tự đặt ra và trả lời các câu hỏi để phát hiện và sửa lỗi theo yêu cầu sau:
Nội dung kiểm tra |
Yêu cầu cụ thể |
Bố cục ba phần |
- Mở bài: Đã giới thiệu được đoạn thơ và nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của bản thân về đoạn thử chưa? - Thân bài: + Có giới thiệu được ngắn gọn thông tin khái quát về đoạn thơ không? + Có phân tích được các yếu tố hình thức, nội dung của đoạn thơ để làm rõ ý kiến không? + Có liên hệ, so sánh với tác giả, tác phẩm khác cũng đề tài, chủ đề, với bản thân để nhận xét về điểm gặp gỡ, sáng tạo và tác động của đoạn thơ không? + Có chia thành nhiều đoạn văn tương ứng với các ý cần triển khai không? - Kết bài: Có khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và nêu được suy nghĩ,... của người viết không? Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Các lỗi còn mắc |
Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Đánh giá chung |
Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá ... (cả ba sách)
(Cánh diều) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện (ngắn nhất)
(Cánh diều) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (ngắn nhất)
(Chân trời sáng tạo) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể (ngắn nhất)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều