Soạn bài Thị Mầu lên chùa (trang 112) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thị Mầu lên chùa trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thị Mầu lên chùa (trang 112) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

1. Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?

2. Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách thái độ hai nhân vật.

Trả lời:

1.

- Em đã từng nghe đến thành ngữ “Oan Thị Kính”

- Theo em, thành ngữ để chỉ những nỗi oan ức, không thể nói ra bằng lời, không thể giải thích được.

2.

- Dự đoán tính cách hai nhân vật như sau:

+ Thị Mầu: Tính tình lẳng lơ, mắt nói miệng nói, tính cách táo bạo

+ Thầy sư (Thị Kính): Có chừng mực, tôn kính.

* Đọc văn bản:

1. Đọc lướt: Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?

Quảng cáo

Trả lời:

- Thị Mầu là nhân vật có nhiều lời thoại nhất.

2.Tưởng tượng: Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật?

Trả lời:

Sự khác biệt của hai nhân vật trong đoạn trích là. Kính Tâm là người ít nói, kiệm lời, có chừng mực, không muốn tiếp tục đùa giỡn với Mầu. Còn Mầu thì nhiều lời, nói không có điểm dừng, thể hiện sự phấn khích.

3.Theo dõi: Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?

Trả lời:

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

+ “Đẹp như sao băng”

+ “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.”

=> Qua những từ ngữ miêu tả thị Mầu cho thấy Thị Mầu rất say mê trước vẻ đẹp của Kính Tâm dẫn đến những lời nói và hành động vượt quá chừng mực.

Quảng cáo

4. Theo dõi: Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu.

Trả lời:

Có thể thấy Thị Mầu nghĩ ràng tình yêu là theo ý niệm sở thích. Mình thấy thích thì mình sẽ tiến đến. Yêu là tự do yêu nhau. Đây là quan niệm tự do cởi mở nhưng đi quá xa với quan niệm truyền thống và chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm

Soạn bài Thị Mầu lên chùa - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Quảng cáo

Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở):

Soạn bài Thị Mầu lên chùa - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Trả lời:

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

- Đây rồi nhé!

- Tên em ấy à?

- Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!.

- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- Nhà tao còn ối trâu!


Thị Kính










Tiếng đế (người xem)

- A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

- Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

- Mười tư, rằm!

- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

- Mầu ơi mất bò rồi!

- Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Nam mô A di đà Phật!.

- Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

- Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

+ Thị Mầu: phóng khoáng, lẳng lơ, táo báo, không e ngại điều gì.

- Thị Kính: tôn nghiêm đúng mực

Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích? Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Soạn bài Thị Mầu lên chùa - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Soạn bài Thị Mầu lên chùa - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Trả lời:

Lời thoại

Quan niệm

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua

Đã yêu nhau thì phải chủ động bày tỏ, tìm cách thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân.

Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Mẫu đơn giống cảnh nhà thơ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau

Yêu là “phải duyên” đã “phải duyên” thì đôi bên tự quyết, đợi chờ và tiến tới hôn nhân.


Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Quan điểm đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế: Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong văn bản là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

- Theo em, nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, giao giáo của một người phụ nữ chuẩn mực trong xã hội lúc bấy giờ.

Câu 5 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?

Trả lời:

- Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả.

- Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay

Câu 6 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Trả lời:

- Những dấu hiệu nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo:

Đề tài

Văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo đại lí dân gian.

Nhân vật

có đào thương và đào lệch (đào lẳng).

Tích truyện (cốt truyện)

được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Cấu trúc

cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.

Lời thoại

Đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

Câu 7 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?

Trả lời:

- Trong hai nhân vật em thích nhân vật Thị Mầu. Nhân vật này đã dám đứng lên thể hiện quan điểm của mình về tình yêu và hạnh phúc. Dám đấu tranh không sợ người đời chê cười thể hiện sự mạnh mẽ, can đảm.

Để học tốt bài Thị Mầu lên chùa hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên