Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.

d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.

e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Trả lời:

a.

- Lỗi sai: lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

- Sửa : Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (từ “giấu giếm” không kết hợp với từ “với”).

- Sửa : Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

Quảng cáo

c.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

+Sửa : Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.

d.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).

- Sửa: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ.

- Lỗi sai: Lỗi lặp từ.

- Sửa: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.

e.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).

- Sửa: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Quảng cáo

Lựa chọn từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Quảng cáo

Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.

Trả lời:

a.

- Làm bộ: chỉ sự giả vờ, không thật.

Đặt câu: Anh ấy làm bộ như mình không liên quan

- Làm dáng: chú ý về vẻ bề ngoài, làm đẹp.

Đặt câu: Mới còn nhỏ, nhưng Bình đã biết làm duyên, làm dáng.

- Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Cô Hoa đã nhiều tuổi, nhưng vẫn làm cao.

b.

- Nhẹ nhàng: chỉ thái độ hoặc hành động hoặc tính chất nhỏ nhẹ, không gây tiếng động, tạo sự nhã nhặn, gợi sự nhàn hạ trong công việc.

Đặt câu: Thời tiết mùa thu thật nhẹ nhàng, mát mẻ

- Nhè nhẹ: hơi nhẹ, gợi sự chuyển động lướt qua nhẹ nhàng.

Đặt câu: Bước đi của cô giáo em nhè nhẹ.

- Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Sau khi đã hoàn thành công việc tôi thấy thật nhẹ nhõm.

c.

- Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Nhưng bông hoa nho nhỏ khoe sắc trong vườn

- Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

- Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu: Cô ấy, tính cách rất nhỏ nhen

- Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Đây chỉ một việc hết sức nhỏ nhặt.

Từ đọc đến viết

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng các từ ngữ gợi cảm xúc.

Trả lời:

Con người với thiên nhiên luôn đồng hành cùng với nhau. Điều này còn được thể hiện ở các tác phẩm thi ca như Nguyễn Du từng có câu :''Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn carh có vui đâu bao giờ''. Hay như Xuân Diệu, thể hiện cái tình, cái rung đọng của mình trước cuộc đời qua việc miêu tả thiên nhiên:''của ong bướm này đây tuần tháng mật, của yến anh này đây khúc tình si". Khung cảnh thiên nhiên luôn có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc, tâm trajg của con người. Như khi thấy trời trong xanh, mát mẻ, thoáng đãng, tâm hồn chúng ta cũng thấy thư thái, nhẹ nhàng. Khi mưa xuống hay gió lạnh, ta lại cảm thấy nhịp sống chậm lại. Nhìn mưa có thể khiến ta nhớ đến những hồi ức, những kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời mình, nhớ đến những điều hay người mà ta thương yêu. Theo từng nhịp, từng sự thay đổi mà cảm xúc, tâm trạng cũng có sự chuyển biến. Cảnh đẹp thì ta vui, cảnh trầm thì ta sống chậm lại. Đó là một mối giao cảm tự nhiên, khăng khít.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên