Bố cục Hồi trống Cổ Thành chính xác nhất - Cánh diều

Với bố cục bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10 Cánh diều chính xác nhất giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Hồi trống Cổ Thành từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

Bố cục văn bản Hồi trống Cổ Thành - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Quảng cáo

- Phần 1: phần trình bày (từ đầu đến… bảo Trương Phi ra đón hai chị): Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh.

- Phần 2: phần khai đoạn (từ "Trương Phi từ khi… đến… cũng phải theo ra thành"):  Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công bắt đầu.

- Phần 3: phần phát triển (từ “Quan Vũ trông thấy Trương Phi ra…   đến… Không phải quân mã là gì kia"): Các biến cố tiếp diễn.

- Phần 4: phần đỉnh điểm (từ "Quan Công ngoảnh lại… đến… Thừa tướng đến bắt mày"): Sự xuất hiện của Sái D­ương.

- Phần 5: phần mở nút (phần còn lại): Việc Quan Công chém rơi đầu Sái Dương.

Tóm tắt Hồi trống Cổ Thành

Quan Công dẫn hai chị chạy đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Ông mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin cho Trương Phi ra đón. Nghe tin báo, Trương Phi lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Gặp Trương Phi, Quan Công vô cùng mừng rỡ. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công đã hàng Tào, bội nghĩa vườn đào nên vác mâu xông tới đâm Quan Công mặc cho Quan Công và hai vị phu nhân hết lời thanh minh. Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới khiến Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Chưa dứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Lúc này, Trương Phi mới tin lời Quan Công. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

Tóm tắt Hồi trống Cổ Thành hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Nội dung chính Hồi trống Cổ Thành

Nghe tin Quan Vũ cùng hai chị đến, Trương Phi do hiểu nhầm và nóng nảy, lên ngựa quyết chiến với Quan Vũ. Tình cờ gặp lúc Sái Dương đuổi theo Quan Vũ để trả thù cho cháu, sự việc càng làm cho Trương Phi nghi ngờ. Hai anh em Quan- Trương đối chất. Trương Phi ra điều kiện bắt Quan Vũ phải lấy đầu Sái Dương để chứng minh. Trương giang tay giục trống. Quan Công lấy đầu Sái Dương như trở bàn tay. Nghe hai chị và tên lính nói, Trương Phi khóc lạy Quan Công.

Quảng cáo

Tác giả - tác phẩm: Hồi trống Cổ Thành

I. Tác giả văn bản Hồi trống Cổ Thành

- Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân.

Hồi trống Cổ Thành | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

- Quê quán: Thái Nguyên (Sơn Tây- Trung Quốc).

- Phong cách nghệ thuật: Viết nhiều tiểu thuyết dã sử.

- Tác phẩm chính: “Hồi trống cổ thành”

II. Tìm hiểu tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

1. Thể loại: tiểu thuyết.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm:

+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian đế sáng tạo.

+ Đến đời Thanh (1644-1911), Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh  lí, viết các lời bình thành 120 hồi lưu truyền đến ngày nay.

- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm

Hồi trống Cổ Thành | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: tự sự

4. Bố cục: 

- P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.

- P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.

5. Tóm tắt:

Quan Công dẫn hai chị chạy đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Ông mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin cho Trương Phi ra đón. Nghe tin báo, Trương Phi lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Gặp Trương Phi, Quan Công vô cùng mừng rỡ. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công đã hàng Tào, bội nghĩa vườn đào nên vác mâu xông tới đâm Quan Công mặc cho Quan Công và hai vị phu nhân hết lời thanh minh. Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới khiến Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Chưa dứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Lúc này, Trương Phi mới tin lời Quan Công. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

Quảng cáo

6. Giá trị nội dung: 

- Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ

- Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.

- Tư tưởng ủng Lưu phản Tào.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).

- Xây dựng các nhân vật đặc sắc.

- Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)

- Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú

Để học tốt bài học Hồi trống Cổ Thành lớp 10 hay khác:

Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chính xác nhất hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên