Hồi trống Cổ Thành - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Với tác giả, tác phẩm Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Hồi trống Cổ Thành gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, ....

Tác giả - tác phẩm: Hồi trống Cổ Thành - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

I. Tác giả văn bản Hồi trống Cổ Thành

Quảng cáo

- Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân.

Hồi trống Cổ Thành - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

- Quê quán: Thái Nguyên (Sơn Tây- Trung Quốc).

- Phong cách nghệ thuật: Viết nhiều tiểu thuyết dã sử.

- Tác phẩm chính: “Hồi trống cổ thành”

II. Tìm hiểu tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

1. Thể loại: tiểu thuyết.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm:

+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian đế sáng tạo.

+ Đến đời Thanh (1644-1911), Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh  lí, viết các lời bình thành 120 hồi lưu truyền đến ngày nay.

- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm

Hồi trống Cổ Thành - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: tự sự

4. Bố cục: 

- P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.

- P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.

Quảng cáo

5. Tóm tắt:

Quan Công dẫn hai chị chạy đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Ông mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin cho Trương Phi ra đón. Nghe tin báo, Trương Phi lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Gặp Trương Phi, Quan Công vô cùng mừng rỡ. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công đã hàng Tào, bội nghĩa vườn đào nên vác mâu xông tới đâm Quan Công mặc cho Quan Công và hai vị phu nhân hết lời thanh minh. Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới khiến Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Chưa dứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Lúc này, Trương Phi mới tin lời Quan Công. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

6. Giá trị nội dung: 

- Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ

- Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.

- Tư tưởng ủng Lưu phản Tào.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).

- Xây dựng các nhân vật đặc sắc.

- Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)

- Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

1. Nhân vật Trương Phi:

Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy ; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung

 Tính cách này được thể hiện:

+ Cứ một mực đòi giết Quan Công (phụ nghĩa)

+ Không nghe lời phân trần của mọi người

+ Mắng Quan Công , đưa ra điều kiện thử thách

+ Thẳng tay đánh trống.

Việc Sái Dương xuất hiện: chi tiết sắp đặt    mâu thuẩn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết.

- Chi tiết cuối đoạn trích: hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công : thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.

Quảng cáo

2. Nhân vật Quan Công:

- Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian" ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa. 

- Biểu hiện cụ thể:

 + Hốt hoảng trước cách xử xự của Trương Phi .

 + Nhún mình thanh minh

 + Cầu cứu hai chị dâu

 + Chấp nhận điều kiện minh oan.

     - Chi tiết chém đầu Sái Dương: cách minh oan anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách.

  Cửa quan thứ sáu “của quan tình cảm” mà Quan Công phải vượt qua.

3. Âm vang hồi trống Cổ Thành:

- Hồi trống giải nghi với Trương Phi 

- Hồi trống minh oan cho Quan Công .

=> Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.

  Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng.

  Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt.

Quảng cáo

Học tốt bài Hồi trống Cổ Thành

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên