Trắc nghiệm Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Vài nét về văn bản Chợ nổi - Nét văn hóa sông nước miền Tây

Câu 1. Văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây có xuất xứ từ đâu?

A. Trích từ Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

B. Trích từ Chợ nổi sông nước miền Tây của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

C. Trích từ Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

D. Trích từ Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2008.

Câu 2. Văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự.

B. Văn bản nghị luận.

C. Văn bản biểu cảm.

D. Văn bản thông tin.

Quảng cáo

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây trùng với phương thức biểu đạt trong văn bản nào dưới đây?

A. Thơ duyên.

B. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống.

C. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.

D. Lời má năm xưa.

Câu 4. Mục đích của văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây là gì?

A. Đồng tình trước hoạt động của chợ nổi.

B. Mong nhận được sự yêu mến của bạn đọc về chợ nổi.

C. Cung cấp hiểu biết cho người đọc về cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa trên chợ nổi.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Quảng cáo

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây?

A. Cung cấp thông tin về lịch sử xây dựng chợ nổi.

B. Giới thiệu về những khu chợ sầm uất.

C. Trình bày về các mặt hàng của chợ nổi.

D. Trình bày các cách rao mời độc đáo của chợ nổi.

Câu 6. Đâu không phải là nghệ thuật của văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây?

A. Cấu trúc chặt chẽ, logic.

B. Cách trình bày mạch lạc.

C. Văn bản lồng ghép nhuần nhuyễn các yếu tố thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm.

D. Văn bản đậm chất trữ tình.

Câu 7. Thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây là gì?

A. Bất mãn.

B. Yêu thương.

C. Trân trọng.

D. Phê phán.

Quảng cáo

Câu 8. “Miền tây” được nhắc đến trong văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây là khu vực nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 9. Hoàn thành đoạn văn để được nội dung chính của văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây:

Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây là văn bản (…) hiểu biết cho người đọc về cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông của người dân miền Tây, gồm các thông tin về những khu chợ trên sông, những cách rao mời độc đáo và dư âm của chợ nổi. Từ đó, người đọc hiểu rõ hơn về cách mua bán, (…) độc đáo, thú vị trên chợ nổi và thêm yêu quý, tự hào về nét đẹp văn hóa sông nước miền Tây trên đất nước mình. 

A. xuất hiện/ nói chuyện.

B. trao đổi/ nghệ sĩ.

C. cung cấp/ giao lưu.

D. cung cấp/ giao thương.

Câu 10. Đâu là giá trị nghệ thuật trong văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây?

A. Ngôn ngữ bác học, giàu hình ảnh.

B. Cấu trúc chặt chẽ, logic.

C. Thể thơ dân tộc gần gũi, nhịp nhàng.

D. Ngôn ngữ gần gũi với ca dao dân ca.

Phân tích văn bản Chợ nổi - Nét văn hóa sông nước miền Tây

Câu 1. Trong văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, đề mục nào dưới đây không được nhắc tới?

A. Những khu chợ sầm uất trên sông.

B. Những cách rao mời độc đáo.

C. Không khí sôi nổi, tấp nập.

D. Dư âm chợ nổi.

Câu 2. Việc sử dụng các địa danh có tác dụng gì đối với văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây?

A. Tăng tính biểu cảm cho văn bản.

B. Tạo giọng điệu tươi vui, lạc quan cho văn bản.

C. Giúp thông tin trở nên chi tiết, xác thực, phong phú.

D. Giúp tăng dung lượng cho văn bản.

Câu 3. Chọn câu văn có tính biểu cảm.

A. Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp - Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị - Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình - Cà Mau), sông Vĩnh Thuận (Miệt Thứ - Cà Mau),...

B. Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

C. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản.

D. Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. 

Câu 4. Ý nào thể hiện cách rao mời độc đáo ở chợ nổi miền Tây?

Chọn đáp án không đúng:

A. Dùng kèn, dùng lời rao để "bẹo hàng".

B. Rao hàng bằng “cây súng”. 

C. Dùng kèn, dùng lời rao để "bẹo hàng".

D. "Bẹo hàng" bằng cách phát tờ rơi.

Câu 5. Trong văn bản văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, chợ nổi đã để lại trải nghiệm thú vị nào?

Chọn đáp án không đúng

A. Hít không khí trong lành của làn gió mang hương cây trái và sông nước miền Nam.

B. Cảm nhận âm thanh ồn ào đặc trưng của chợ: tiếng tành tạch của ghe xuồng rẽ sóng, tiếng mặc cả, tiếng mời chào, í ới gọi nhau hối hả,... 

C. Thưởng thức các món ăn thơm ngon đậm đà, vừa thỏa sức ngắm nhìn những chiếc thuyền chở đầy cây trái đang lướt qua trước mắt. 

D. Hóa thân thành những người dân bán hàng, được tự mình "bẹo hàng".

Câu 6. Theo văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, chợ nổi bắt nguồn từ đâu?

A. Từ nhu cầu mua bán lớn của người dân trong khu vực.

B. Từ địa hình nhiều sông ngòi, kênh rạch.

C. Từ sở thích độc lạ của người dân.

D. Từ sở trường đi lại trên sông của người dân.

Câu 7. Chợ nổi trong văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây được hiểu là?

A. Chợ nổi tiếng nhất khu vực.

B. Chợ có nhiều món ăn nổi bật.

C. Chợ nổi trên mặt nước.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 8. Phương tiện đi lại của người mua bán trong các phiên chợ nổi là?

A. Tàu thủy, thuyền.

B. Xuồng, ghe.

C. Xe máy, xe đạp.

D. May bay, tàu hỏa.

Câu 9. Đâu là nhận xét đúng về các cách rao hàng xuất hiện trong văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây?

A. Cách rao hàng độc đáo khiến cho khu chợ trở nên xao động, đó là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, ăn sâu vào tiềm thức của những con người nơi đây.

B. Cách rao hàng độc đáo khiến cho khu chợ trở nên đặc sắc, đó là những âm thanh vui tươi, biểu tượng cho sự giàu có của miền Tây sông nước.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 10. Chợ nổi là nét đẹp thuộc lĩnh vực?

A. Kinh tế.

B. Văn hóa.

C. Lịch sử.

D. Khoa học.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên