Trắc nghiệm Ôn tập trang 107 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập trang 107 Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Ôn tập trang 107 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Ôn tập trang 107

Câu 1. Tin tức có vai trò như thế nào trong cuộc sống ngày nay?

A. Vai trò bên lề cuộc sống.

B. Vai trò làm “kim chỉ nam” dẫn đường.

C. Vai trò rất cần thiết trong cuộc sống.

D. Không có vai trò.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không phải yếu tố khác nhau giữa bản tin và văn bản thuyết minh?

A. Dung lượng.

B. Lượng thông tin truyền tải.

C. Tốc độ truyền tin.

D. Ngôn ngữ.

Quảng cáo

Câu 3. Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?

A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.

B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.

C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.

D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.

Câu 4. Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?

A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.

B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.

C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.

D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.

Quảng cáo

Câu 5. Ý nghĩa của bức tranh “Lợn đàn” là gì?

A. Ý nghĩa về sự ấm no, sung túc.

B. Ý nghĩa về sự may mắn.

C. Ý nghĩa về sự hạnh phúc.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 6. Đâu là năm sinh, năm mất của tác giả Phạm Ngọc Cảnh?  

A. 1954 – 2014.

B. 1944 – 2015.

C. 1934 – 2013.

D. 1934 – 2014.

Câu 7. Đâu là quê quán của Phạm Ngọc Cảnh?

A. An Giang.

B. Hà Tĩnh.

C. Kiên Giang.

D. Hà Giang.

Quảng cáo

Câu 8. Bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất là lời của ai nói với ai?

A. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “anh”.

B. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “em” đến nhân vật “anh”.

C. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “anh” đến nhân vật “em”.

D. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “em”.

Câu 9. Trong văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất, sự khác nhau giữa Lí ngựa ô ở "làng anh" và "làng em" là gì?

A. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những kỉ niệm khó phai.

B. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa.

C. Lí ngựa ô ở "làng anh” kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở.

D. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những kỉ niệm thời chiến.

Câu 10. Chỉ ra sự kết nối giữa văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất với các văn bản khác cùng chủ đề.

A. Cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

B. Cho thấy quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian lao, vất vả của cha ông ta, qua đó khơi gợi, nhắc nhở con người về trách nhiệm với Tổ quốc.

C. Cho thấy vẻ đẹp của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, qua đó khơi gợi tình yêu, ý thức giữ gìn, phát huy đối với văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

D. Cho thấy những thành tựu khoa học nổi bật của đất nước ta, qua đó khơi gợi khả năng sáng tạo của con người.

Câu 11. Văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây có xuất xứ từ đâu?

A. Trích từ Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

B. Trích từ Chợ nổi sông nước miền Tây của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

C. Trích từ Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

D. Trích từ Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2008.

Câu 12. Văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự.

B. Văn bản nghị luận.

C. Văn bản biểu cảm.

D. Văn bản thông tin.

Câu 13. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây trùng với phương thức biểu đạt trong văn bản nào dưới đây?

A. Thơ duyên.

B. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống.

C. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.

D. Lời má năm xưa.

Câu 14. Một bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 15. Phần mở đầu của bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề cần có nội dung nào sau đây?

A. Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.

B. Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. 

C. So sánh giữa các vấn đề được tìm hiểu.

D. Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.

Câu 16. Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề?

A. Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.

B. Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. 

C. So sánh giữa các vấn đề được tìm hiểu.

D. Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.

Câu 17. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là?

A. Dùng ngôn ngữ viết để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

B. Dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

C. Dùng ngôn ngữ kí hiệu để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề mà mình thích.

D. Dùng ngôn ngữ tượng hình để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

Câu 18. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu:

A. Phải giới thiệu, nhận định về một vấn đề cụ thể.

B. Phải giới thiệu, nhận định đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.

C. Không được bình luận, đánh giá tác phẩm truyện bằng quan điểm của bản thân.

D. Bài giới thiệu cần có bố cục mạch lạc, làm nổi bật được nội dung thuyết trình.

Câu 19. Đâu không phải là yêu cầu khi giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu?

A. Nêu được tên truyện, tên tác giả.

B. Khái quát được vấn đề thuyết trình.

C. Nêu được các luận điểm rõ ràng.

D. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ vào bài nói.

Câu 20. Ý kiến nào sau đây nói đúng về cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin?

A. Sử dụng càng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ càng giúp tăng sức hấp dẫn cho văn bản.

B. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

C. Sử dụng ít phương tiện phi ngôn ngữ để tránh làm lạc đề các thông tin được nhắc đến trong văn bản.

D. Nên ưu tiên sử dụng hình ảnh trong các văn bản để tăng tính hấp dẫn và trực quan.

Câu 21. Trong văn bản thông tin, các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt điều gì?

A. Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.

B. Trình bày thông tin một cách hệ thống.

C. Mối quan hệ giữa các thông tin.

D. Tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin

Câu 22. Khi nào chúng ta sẽ sử dụng phương tiện biểu cảm gương mặt để trình bày một văn bản?

A. Khi viết một văn bản nào đó.

B. Khi thuyết trình hoặc giới thiệu một văn bản nào đó.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

D. Cả hai phương án trên đều sai.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên