Trắc nghiệm Thị Mầu lên chùa (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Thị Mầu lên chùa Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Trắc nghiệm Thị Mầu lên chùa (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Vài nét về văn bản Thị Mầu lên chùa
Câu 1. Văn bản Thị Mầu lên chùa của tác giả nào?
A. Bùi Văn Nguyên
B. Đỗ Bình Trị
C. Ngô Sĩ Liên
D. Dân gian
Câu 2. Văn bản Thị Mầu lên chùa cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?
A. Mắc mưu Thị Hến.
B. Xúy Vân giả dại.
C. Nghêu Sò Ốc Hến.
D. Cả ba văn bản trên.
Câu 3. Văn bản Thị Mầu lên chùa trích từ tác phẩm nào?
A. Vở chèo Kim Nham.
B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính.
C. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
D. Vở tuồng Lưu Bình Dương Lễ.
Câu 4. Thị Mầu thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo?
A. Thư sinh.
B. Nữ chính.
C. Nữ lệch.
D. Mụ ác.
Câu 5. Vở chèo Quan Âm Thị Kính xuất hiện vào thời điểm nào?
A. Khoảng thế kỉ XIX.
B. Khoảng thế kỉ XX.
C. Khoảng thế kỉ XVIII.
D. Khoảng thế kỉ XVII.
Câu 6. Nhân vật nào không xuất hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa?
A. Thị Mầu.
B. Kính Tâm.
C. Thị Kính.
D. Thiện Sĩ.
Câu 7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành sự kiện chính của trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa:
Đoạn trích kể lại việc Thị Mầu vì say mê (…) nhưng không biết Kính Tâm là (…), Mầu rất chăm chỉ lên chùa để ve vãn, đưa tình với Kính Tâm. Thị Mầu khen Kính Tâm đẹp, bày tỏ sẽ đợi chờ (…), sấn sổ và (…) khiến cho chú tiểu Kính Tâm sợ hãi phải bỏ chạy.
A. Kính Tâm/ nữ/ chú tiểu/ mạnh dạn.
B. Thiện Sĩ/ nữ/ chú tiểu/ mạnh dạn.
C. Kính Tâm/ nam/ chú tiểu/ mạnh dạn.
D. Kính Tâm/ người nhà chùa/ chú tiểu/ mạnh dạn.
Câu 8. Kính Tâm thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo?
A. Thư sinh.
B. Nữ chính.
C. Nữ lệch.
D. Mụ ác.
Câu 9. Đâu là nội dung chính của trích đoạn Thị Mầu lên chùa?
A. Lên án, tố cáo xã hội phong kiến xấu xa chèn ép người phụ nữ yếu đuối.
B. Khắc họa và chế giễu hình ảnh người phụ nữ lẳng lơ, thiếu tự trọng.
C. Khắc họa hình ảnh người phụ nữ lẳng lơ nhưng mang khát vọng tự do.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 10. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa?
A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.
B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.
C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy.
D. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.
Phân tích văn bản Thị Mầu lên chùa
Câu 1. Nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa"?
A. Nhân vật Kính Tâm.
B. Nhân vật Thị Mầu.
C. Tiếng đế.
D. Tiếng người dẫn.
Câu 2. Thành ngữ “Oan Thị Kính” có nghĩa là gì?
A. Nỗi oan không có thật.
B. Việc rõ ràng do mình gây ra những vẫn kêu oan.
C. Ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.
D. Nỗi oan đến chết vẫn không được giải.
Câu 3. Thái độ của nhân vật Kính Tâm khi nói chuyện với Thị Mầu ra sao?
A. Ít nói, kiệm lời.
B. Luôn muốn né tránh Thị Mầu.
C. Bình tĩnh trước những câu nói ghẹo của Thị Mầu.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vẻ đẹp của Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu?
A. Da trắng như tuyết.
B. Đẹp như sao băng.
C. Cổ cao ba ngấn.
D. Lông mày nét ngang.
Câu 5. Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu?
A. Quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình.
B. Quan niệm phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc.
C. Tình yêu vượt lên trên những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 6. “Bàng thoại” có nghĩa là:
A. Là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
B. Là lời nhân vật nói với khán giả.
C. Là lời thoại của nhân vật với các nhân vật khác.
D. Là lời người dẫn.
Câu 7. Câu nào sau đây KHÔNG PHẢI câu bàng thoại của nhân vật Thị Mầu?
A. Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.
B. Đẹp thì người ta khen chứ sao!
C. Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh cho!
D. Nhà tao còn ối trâu!
Câu 8. Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?
A. Coi Thị Mầu là người có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
B. Coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ.
C. Coi Thị Mầu là người biết đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân mình.
D. Coi Thị Mầu là người con gái có gia giáo.
Câu 9. Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian?
A. Hiểu lễ nghĩa.
B. Tài sắc vẹn toàn.
C. Luôn nghe theo lời gia đình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?
A. Đề tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, cấu trúc, thông điệp.
B. Đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại.
C. Đề tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, cấu trúc, lời thoại.
D. Đề tài, tích truyện (cốt truyện), nhân vật, lời thoại.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Văn 10 Đàn Ghi – ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Trắc nghiệm Văn 10 Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST