Trắc nghiệm Dục Thúy Sơn (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 26 câu hỏi trắc nghiệm Dục Thúy Sơn Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Dục Thúy Sơn (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Vài nét về văn bản Dục Thúy sơn

Câu 1. Văn bản Dục Thúy sơn của tác giả nào?

A. Hoàng Đức Lương

B. Nguyễn Trãi

C. Ngô Sĩ Liên

D. Nguyễn Dữ

Câu 2. Dục Thúy sơn được xếp vào tập thơ nào?

A. Đại Việt sử ký.

B. Ức Trai thi tập.

C. Lĩnh Nam chích quái.

D. Đại Nam thực lục.

Quảng cáo

Câu 3. Bài thơ Dục Thúy sơn được sáng tác vào thời điểm nào?

A. Sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.

B. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh nổ ra rộng rãi.

C. Khi cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc.

D. Khi Nguyễn Trãi đang làm quan cho nhà Lê.

Câu 4. Bài thơ Dục Thúy sơn thuộc thể loại nào?

A. Ngũ ngôn luật thi.

B. Thất ngôn bát cú Đường luật.

C. Song thất lục bát.

D. Lục bát.

Quảng cáo

Câu 5. Ức Trai thi tập gồm bao nhiêu bài thơ?

A. 102 bài thơ.

B. 103 bài thơ.

C. 104 bài thơ.

D. 105 bài thơ.

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Dục Thúy sơn là gì?

A. Biểu cảm.

B. Nghị luận.

C. Miêu tả.

D. Biểu cảm.

Câu 7. Bài thơ Dục Thúy sơn viết bằng ngôn ngữ gì?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ Hán.

C. Chữ quốc ngữ.

D. Chữ tượng hình.

Quảng cáo

Câu 8. Sáu câu thơ đầu bài thơ Dục Thúy sơn viết về nội dung gì?

A. Tình cảm yêu mến của Nguyễn Trãi dành cho thiên nhiên.

B. Nỗi lo lắng của Nguyễn Trãi trước thời thế.

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi Hương Sơn.

D. Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên đã xa.

Câu 9. Nội dung chính trong văn bản Dục Thúy sơn là gì?

A. Vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi nhớ của tác giả trước thiên nhiên đã xa.

B. Vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên và sự bất lực của tác giả trước thời đại.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Dục Thúy sơn?

Chọn đáp án không đúng:

A. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

B. Hình ảnh thơ mĩ lệ.

C. Sử dụng câu thơ ngũ ngôn, dồn nén cảm xúc.

D. Xây dựng nhân vật độc đáo.

Phân tích văn bản Dục Thúy sơn

Câu 1. Trong văn bản Dục Thúy sơn, núi Dục Thúy được tác giả quan sát từ vị trí nào?

A. Từ xa.

B. Dưới chân núi.

C. Giữa ngọn núi.

D. Trên đỉnh núi.

Câu 2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Tháp ảnh, trâm thanh ngọc;

Ba quang kính thuý hoàn.

(Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh;

Ánh sáng của sóng nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.)

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Hoán dụ.

D. Nhân hóa.

Câu 3. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ trong văn bản Dục Thúy sơn:

Liên hoa phù thủy thượng;

Tiên cảnh trụy (…).

(Dục Thúy sơn – Nguyễn Trãi)

A. Trần gian.

B. Giang san.  

C. Trường giang.

D. Hoa mai.

Câu 4. Câu thơ “tiên cảnh trụy trần gian” được hiểu là?

A. Cảnh trên tiên giới không bằng dưới trần gian.

B. Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian.

C. Trên trời có những cảnh vật giống trần gian.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5. Các hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Hô ứng, bổ trợ cho nhau.

B. Đối đầu nhau.  

C. Không thể tách rời.

D. Không liên quan đến nhau.

Câu 6. Trong văn bản Dục Thúy sơn, núi Dục Thúy được ví như lòai hoa gì?

A. Hoa sen.

B. Hoa mẫu đơn.

C. Hoa hồng.

D. Hoa lan.

Câu 7. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc trong câu thơ “Tháp ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy hoàn” gợi liên tưởng đến đối tượng nào?

A. Người đàn ông.

B. Người đàn bà góa chồng.

C. Người thiếu nữ.

D. Đứa trẻ thơ.

Câu 8. Trương Thiếu bảo được nhắc tới trong “Dục Thúy sơn” là ai?

A. Trương Phi.

B. Trương Hán Siêu.

C. Trương Văn Hiến.

D. Trương Công Giai.

Câu 9. Hai câu thơ cuối bài thơ Dục Thúy sơn thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

A. Đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan.

B. Hạnh phúc về cuộc sống thái bình.

C. Vui vẻ trước cảnh dân gian thái bình, gia đình sung túc.

D. Hoài nhớ, suy tư về con người, dân tộc.

Câu 10. Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Dục Thúy sơn:

"Dục Thúy Sơn” là bài thơ (…) đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, 4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và (…).

A. tả cảnh ngụ tình/ trữ tình.

B. tả cảnh ngụ tình/ biểu cảm.

C. miêu tả thiên nhiên/ trữ tình.

D. miêu tả/ trữ tình.

Câu 11. Câu đề bài thơ mở đầu bằng hai hình ảnh nào?

A. Hình ảnh con người.

B. Hình ảnh núi non, cửa biển.

C. Hình ảnh cây cỏ.

D. Hình ảnh thác, núi.

Câu 12. Trong hai câu thơ phần thực, tác giả đã sử dụng bút pháp gì?

A. Tả cảnh ngụ tình.

B. Tả thực.

C. Ước lệ tượng trưng.

D. Lý tưởng hóa.

Câu 13. Trong phần kết, tác giả đã nhắc đến hình ảnh nào?

A. Hình ảnh bóng tháp soi xuống mặt nước.

B. Hình ảnh cửa biển có ngọn núi tiên.

C. Hình ảnh bia đá khắc thơ văn Trương Hán Siêu.

D. Hình ảnh ánh sáng của sóng nước phản chiếu.

Câu 14. Trong câu thơ thứ ba, dáng núi được so sánh với hình ảnh gì?

A. Như đóa hoa hồng vào buổi sớm.

B. Như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

C. Như đóa hoa quỳnh vào ban đêm.

D. Như đóa hoa lan nở trên núi.

Câu 15. Hình ảnh ngọn núi phản chiếu xuống mặt nước được so sánh với hình ảnh gì?

A. Hiện lên với một vẻ đẹp hoàn hảo.

B. Hiện lên đầy thơ mộng.

C. Hiện lên một cách dịu dàng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16. Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào qua bài thơ?

A. Tâm hồn lãng mạn.

B. Tâm hồn bay bổng nhưng cũng rất thực tế.

C. Tâm hồn mơ mộng, tài hoa.

D. A và B đúng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên