Trắc nghiệm Lí ngựa ô ở hai vùng đất (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Lí ngựa ô ở hai vùng đất Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Trắc nghiệm Lí ngựa ô ở hai vùng đất (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Vài nét về tác giả Phạm Ngọc Cảnh
Câu 1. Đâu là năm sinh, năm mất của tác giả Phạm Ngọc Cảnh?
A. 1954 – 2014.
B. 1944 – 2015.
C. 1934 – 2013.
D. 1934 – 2014.
Câu 2. Đâu là quê quán của Phạm Ngọc Cảnh?
A. An Giang.
B. Hà Tĩnh.
C. Kiên Giang.
D. Hà Giang.
Câu 3. Phạm Ngọc Cảnh xuất thân trong một gia đình?
A. Đại quý tộc.
B. Quan lại sa sút.
C. Trí thức.
D. Tiểu thị dân.
Câu 4. Phạm Ngọc Cảnh được biết đến với vai trò?
A. Diễn viên.
B. Sáng tác thơ.
C. Dẫn chương trình.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 5. Phạm Ngọc Cảnh từng làm cán bộ sáng tác cho tạp chí nào?
A. Văn nghệ quân đội.
B. Phụ nữ.
C. Tuổi trẻ.
D. Nhân dân.
Câu 6. Thông tin nào dưới đây không đúng về tác giả Phạm Ngọc Cảnh?
A. Phạm Ngọc Cảnh là một diễn viên, nhà thơ người Việt Nam.
B. Phạm Ngọc Cảnh sinh ra tại dải đất miền Trung nhiều nắng gió.
C. Phạm Ngọc Cảnh là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Phạm Ngọc Cảnh có nhiều sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Câu 7. Đâu không phải là sáng tác của Phạm Ngọc Cảnh?
A. Gió vào trận bão.
B. Đêm Quảng Trị.
C. Một tiếng Xamakhi.
D. Gái quê.
Câu 8. Phạm Ngọc Cảnh có bút danh là gì?
A. Vũ Ngàn Chi.
B. Vũ Thùy Chi.
C. Trương Bá Chi.
D. Trịnh Quế Chi.
Câu 9. Phạm Ngọc Cảnh giữ chức vụ gì trong Hội Nhà văn Việt Nam?
A. Chủ tịch.
B. Phó chủ tịch.
C. Thư ký.
D. Hội viên.
Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện thông tin về tác giả Phạm Ngọc Cảnh:
Trong kháng chiến chống (..), Phạm Ngọc Cảnh ở đoàn Văn công quân khu (…), từng biểu diễn giữa thành phố Huế trong chiến dịch Mậu Thân. Về sau ông là diễn viên trụ cột của đoàn (…) Tổng cục Chính trị.
A. Pháp/ Năm/ kịch nói.
B. Mỹ/ Trị Thiên/ kịch nói.
C. Mỹ/ Năm/ tuồng.
D. Pháp/ Trị Thiên/ kịch nói.
Vài nét về văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Câu 1. Bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất được trích từ tập thơ nào?
A. Thơ miền Trung.
B. Cỏ mùa xuân.
C. Gió vào trận bão.
D. Vầng trăng trong xe bò.
Câu 2. Bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất là sáng tác của ai?
A. Phạm Ngọc Cảnh.
B. Hàn Mặc Tử.
C. Xuân Diệu.
D. Vũ Quần Phương.
Câu 3. Bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất thuộc thể loại nào?
A. Thơ 7 chữ
B. Thơ 8 chữ.
C. Thơ lục bát.
D. Thơ tự do.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất?
A. Là sáng tác của Phạm Ngọc Cảnh.
B. Thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.
C. Viết về vẻ đẹp của tâm hồn con người.
D. Thể hiện văn hóa tâm linh của con người.
Câu 5. Điền vào chỗ trống để được thông tin đúng về văn bản “Lí ngựa ô ở hai vùng đất”:
Một làn điệu dân ca phổ biến ở ba miền đất nước, đặc biệt phát triển ở (…), thường mô tả những sự việc gắn với (…) trong xã hội truyền thống, qua đó thể hiện tình cảm, mơ ước của (…).
A. Bắc Bộ/ phong tục sinh hoạt/ người bình dân.
B. Trung Bộ/ tục lệ/ nam giới.
C. Nam Bộ/ tục lệ/ phụ nữ.
D. Trung và Nam Bộ/ phong tục sinh hoạt/ người bình dân.
Câu 6. Văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất viết về đối tượng chính nào?
A. Tình yêu.
B. Một điệu hát.
C. Thần thánh.
D. Thiên nhiên.
Câu 7. Nội dung chính của văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất là gì?
A. Vẻ đẹp và sức sống của những điệu lý, điệu hò.
B. Niềm tin và ước mơ lớn lao của con người với thiên nhiên.
C. Bộc lộ tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của con người dành cho thần linh.
D. Thể hiện cách giải thích của con người về tự nhiên.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Lý ngựa ô ở hai vùng đất?
A. Thể thơ tự do thể hiện cảm xúc dạt dào của nhân vật trữ tình.
B. Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, ẩn dụ, điệp từ,…
C. Giọng điệu say mê, trong sáng.
D. Ngôn ngữ hào hùng, mạnh mẽ.
Câu 9. Thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản Lý ngựa ô ở hai vùng đất là gì?
A. Yêu quý, ngưỡng mộ.
B. Ghét bỏ, coi thường.
C. Sợ hãi, khiếp đảm.
D. Say mê, yêu mến.
Câu 10. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Lý ngựa ô ở hai vùng đất là gì?
A. Miêu tả, biểu cảm.
B. Thuyết minh, biểu cảm.
C. Miêu tả, tự sự.
D. Miêu tả, thuyết minh.
Phân tích văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Câu 1. Trong văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất, câu hát lí ngựa ô đã gắn liền với tác giả từ khi nào?
A. Từ thời thơ ấu.
B. Từ khi trưởng thành.
C. Lúc về già.
D. Khi đã có gia đình.
Câu 2. Điền vào chỗ trống để được thông tin đúng về văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất:
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là chủ thể có danh xưng, cụ thể là (…)
A. Anh.
B. Em.
C. Tôi.
D. Ta.
Câu 3. Bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất là lời của ai nói với ai?
A. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “anh”.
B. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “em” đến nhân vật “anh”.
C. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “anh” đến nhân vật “em”.
D. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “em”.
Câu 4. Trong văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất, sự khác nhau giữa Lí ngựa ô ở "làng anh" và "làng em" là gì?
A. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những kỉ niệm khó phai.
B. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa.
C. Lí ngựa ô ở "làng anh” kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở.
D. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những kỉ niệm thời chiến.
Câu 5. Chỉ ra sự kết nối giữa văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất với các văn bản khác cùng chủ đề.
A. Cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
B. Cho thấy quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian lao, vất vả của cha ông ta, qua đó khơi gợi, nhắc nhở con người về trách nhiệm với Tổ quốc.
C. Cho thấy vẻ đẹp của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, qua đó khơi gợi tình yêu, ý thức giữ gìn, phát huy đối với văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
D. Cho thấy những thành tựu khoa học nổi bật của đất nước ta, qua đó khơi gợi khả năng sáng tạo của con người.
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
sao em thương câu lý ngựa ô này
sao anh nghe đến lần nào cũng vậy
sao chỉ thấy riêng mình em đứng đấy
chỉ riêng mình em hát với anh đây.
(Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh)
A. So sánh.
B. Hoán dụ.
C. Nhân hoa.
D. Điệp từ, điệp ngữ.
Câu 7. Sự vật nào không xuất hiện trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất?
A. Hội chùa Hương.
B. Mây.
C. Ngựa sắt.
D. Vùng sông.
Câu 8. Từ “chín cửa” trong đoạn thơ dưới đây chỉ điều gì?
khen câu miền Nam như giục như mời
ngựa tung bờm bay qua biển lúa
ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa
tiếng hí chào xa khơi...
(Lí ngựa ô ở hai vùng đất – Phạm Ngọc Cảnh).
A. Chín cánh cửa của Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Chín ngôi nhà của Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Chín cửa sông của Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Chín tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9. Những từ láy có trong đoạn thơ dưới đây là:
Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say
qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng
qua truông rậm
đến bây giờ anh buộc võng
gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già
suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
suốt miền Trung núi choài ra biển
nên gập ghềnh câu lý ngựa ô qua.
(Lí ngựa ô ở hai vùng đất – Phạm Ngọc Cảnh).
A. duềnh doàng, tơ nhện.
B. duềnh doàng, gập ghềnh, mê say.
C. duềnh doàng, gập ghềnh.
D. duềnh doàng, gập ghềnh, sông suối.
Câu 10. Điền vào chỗ trống để được nhận định đúng về bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất:
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, ẩn dụ, điệp từ; thể thơ tự do dạt dào xúc cảm, tác phẩm Lý ngựa ô ở hai vùng đất đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống của những điệu lý, điệu hò, ẩn sâu trong những câu hát đó là nét đẹp (…), là khát vọng của người dân. Họ đưa vào đó những (…), khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm, cùng với đó là lòng yêu (…).
A. rạo rực/ bài thơ/ thiên nhiên.
B. tinh tế/ âm vang/ thiên nhiên.
C. văn hóa/ khúc nhạc/ thiên nhiên.
D. tâm hồn/ mong ước/ quê hương, đất nước.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST