Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Ôn tập học kì 1 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 45 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Ôn tập học kì 1 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Ôn tập học kì 1 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Ôn tập tổng hợp cuối học kì 1

Câu 1. Truyện Thần trụ trời có xuất xứ từ đâu?

A. Theo Nguyễn Văn Khỏa, Thần thoại Hy Lạp.

B. Rút trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam.

C. Tuyển tập Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam.

D. In trong Sân khấu cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2. Truyện Thần trụ trời thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết  

B. Cổ tích

C. Truyện ngắn

D. Thần thoại

Quảng cáo

Câu 3. Truyện Prô-mê-tê và loài người thuộc nhóm thần thoại nào?

A. Thần thoại suy nguyên

B. Thần thoại sáng tạo

C. Cả hai đáp án trên

D. Thần thoại

Câu 4. Điền vào chỗ trống để được định nghĩa đúng về thần thoại Hy Lạp:

Thần thoại Hy Lạp là (…) những (…) của người Hy Lạp cổ đại về các (…), các anh hùng nhằm giải thích nguồn gốc của thế giới và (…) của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo.

A. tập hợp/ vị thần/ ý nghĩa/ câu chuyện.

B. lựa chọn/ câu chuyện/ vị thần/ ý nghĩa.

C. tập hợp/ câu chuyện/ vị thần/ ý nghĩa.

D. tập hợp/ câu chuyện/ anh hùng/ ý nghĩa.

Quảng cáo

Câu 5. Đi san mặt đất có xuất xứ từ đâu?

A. Theo Nguyễn Văn Khỏa, Thần thoại Hy Lạp.

B. Rút trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam.

C. Tuyển tập Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam.

D. In trong Sân khấu cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 6. Văn bản Đi san mặt đất viết dưới hình thức nào?

A. Thơ ngũ ngôn.

B. Thơ thất ngôn.

C. Thơ bát ngôn.

D. Thơ cửu ngôn.

Câu 7. Nội dung chính của văn bản Đi san mặt đất là gì?

A. Thể hiện sự quyền lực, mạnh mẽ và tài giỏi của thần linh.

B. Cho thấy niềm tin của con người vào thiên nhiên .

C. Bộc lộ tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của con người dành cho thần linh.

D. Thể hiện công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.

Quảng cáo

Câu 8. Trích dẫn được hiểu là gì?

A. Là lời chú thích thường ghi ở cuối trang hoặc ở cuối tài liệu.

B. Là việc trích dẫn những thông tin liên quan đến phần được cập nhập trong văn bản.

C. Là phần được lược bớt trong những văn bản, đoạn văn.

D. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 9. Tỉnh lược được hiểu là gì?

A. Là lời chú thích thường ghi ở cuối trang hoặc ở cuối tài liệu.

B. Là việc trích dẫn những thông tin liên quan đến phần được cập nhập trong văn bản.

C. Là phần được lược bớt trong những văn bản, đoạn văn.

D. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây không phải là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

A. Cử chỉ.

B. Chữ viết.

C. Ánh mắt.

D. Biểu cảm khuôn mặt.

Câu 11. Đâu không phải là yêu cầu khi thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

A. Nêu được vấn đề thuyết trình.

B. Khái quát được những biểu hiện của vấn đề.

C. Nêu được các luận điểm rõ ràng.

D. Không được sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ vào bài nói.

Câu 12. Trong bài thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, để tránh nói chung chung hoặc lan man, người nói cần phải làm gì?

A. Đặt tên cho bài nói.

B. Xác định ý và sắp xếp ý.

C. Cả đáp án A và B.

D. Đáp án A và B đều sai.

Câu 13. Đâu là các bút danh của Vũ Quần Phương?

A. Ngọc Châu, Phương Viết.

B. Ngọc Vũ, Phương Hà.

C. Ngọc Văn, Phương Viết.

D. Ngọc Vũ, Phương Viết.

Câu 14. Vũ Quần Phương từng giữ chức vụ gì trong Nhà xuất bản Văn học?

A. Trưởng ban biên tập văn học.

B. Chủ tịch.

C. Thư ký.

D. Đội trưởng.

Câu 15. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ:

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là đưa ra những (…), (…) dưới dạng bài (…), phân tích về một tác phẩm thơ.

A. cảm nhận/ điểm danh/ nghị luận.

B. cảm quan/ quan điểm/ nghị luận.

C. cảm nhận/ quan điểm/ thuyết minh.

D. cảm nhận/ quan điểm/ nghị luận.

Câu 16. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận tác phẩm thơ:

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá bằng những hiểu biết, kiến thức mà mình tìm hiểu kĩ lưỡng.

B. Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm thơ đó.

C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết.

D. Bài nghị luận về một tác phẩm thơ cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm.

Câu 17. Một bài nghị luận về tác phẩm thơ gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 18. Xuân Diệu sinh ra ở đâu?

A. Quy Nhơn

B. Phú Yên

C. Bình Định

D. Bình Thuận

Câu 19. Bút danh Trảo Nha của Xuân Diệu được lấy từ đâu?

A. Tên làng của cha Xuân Diệu

B. Tên làng của mẹ Xuân Diệu

C. Tên làng của vợ Xuân Diệu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20. Văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam có xuất xứ từ đâu?

A. Trích từ Tranh dân gian Đông Hồ – Đông Hồ Folk Paintings của An Chương, NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22, và Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam của Khánh An.

B. Trích từ Văn hóa dân gian Việt Nam NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22.

C. Trích từ Nét độc đáo trong hội họa Việt Nam NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22.

D. Trích từ Tình yêu hội họa Việt Nam, 2010, tr. 13 – 22.

Câu 21. Văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thuyết minh.

B. Văn bản nghị luận.

C. Văn bản biểu cảm.

D. Văn bản hành chính công vụ.

Câu 22. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam là gì?

A. Tự sự.

B. Thuyết minh.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 23. Văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự.

B. Văn bản nghị luận.

C. Văn bản biểu cảm.

D. Văn bản thông tin.

Câu 24. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây trùng với phương thức biểu đạt trong văn bản nào dưới đây?

A. Thơ duyên.

B. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống.

C. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.

D. Lời má năm xưa.

Câu 25. Mục đích của văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây là gì?

A. Đồng tình trước hoạt động của chợ nổi.

B. Mong nhận được sự yêu mến của bạn đọc về chợ nổi.

C. Cung cấp hiểu biết cho người đọc về cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa trên chợ nổi.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 26. Bài thơ Lí ngựa ô ở hai vùng đất là lời của ai nói với ai?

A. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “anh”.

B. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “em” đến nhân vật “anh”.

C. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “anh” đến nhân vật “em”.

D. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “em”.

Câu 27. Trong văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất, sự khác nhau giữa Lí ngựa ô ở "làng anh" và "làng em" là gì?

A. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những kỉ niệm khó phai.

B. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa.

C. Lí ngựa ô ở "làng anh” kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở.

D. Lí ngựa ô ở "làng anh" kể về những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa; lí ngựa ô ở "làng em" kể về những kỉ niệm thời chiến.

Câu 28. Trong bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, vấn đề nghiên cứu được lấy từ đâu?

A. Trong học tập

B. Trong công việc

C. Trong cuộc sống

D. Cả ba phương án trên

Câu 29. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề?

A. Vấn đề nghiên cứu rất đa dạng, phong phú.

B. Những vấn đề nghiên cứu cần xuất phát từ học tập chứ không từ những môi trường nào khác.

C. Các báo cáo phải trung thực, khách quan.

D. Bài báo cáo cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm.

Câu 30. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là?

A. Dùng ngôn ngữ viết để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

B. Dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

C. Dùng ngôn ngữ kí hiệu để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề mà mình thích.

D. Dùng ngôn ngữ tượng hình để giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

Câu 31. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu:

A. Phải giới thiệu, nhận định về một vấn đề cụ thể.

B. Phải giới thiệu, nhận định đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.

C. Không được bình luận, đánh giá tác phẩm truyện bằng quan điểm của bản thân.

D. Bài giới thiệu cần có bố cục mạch lạc, làm nổi bật được nội dung thuyết trình.

Câu 32. Đâu không phải là yêu cầu khi giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu?

A. Nêu được tên truyện, tên tác giả.

B. Khái quát được vấn đề thuyết trình.

C. Nêu được các luận điểm rõ ràng.

D. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ vào bài nói.

Câu 33. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng:

A. Là trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến một cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó.

B. Những quy định, hướng dẫn phải xuất phát từ địa điểm cụ thể.

C. Người viết có thể thêm thắt những nội quy do mình tự đề ra.

D. Văn bản nội quy có lời văn chính xác, gợi cảm.

Câu 34. Bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Trình bày đầy đủ các quy định, quy tắc cần tuân thủ.

B. Viết càng nhiều quy tắc càng tốt.

C. Chỉ trình bày các quy tắc đại diện, tránh dài dòng.

D. Các yêu cầu về nội quy cần phục vụ lợi ích cho Nhà nước.

Câu 35. Phần chuẩn bị viết của bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng cần có nội dung nào sau đây?

A. Xác định rõ mục đích ban hành nội quy và đối tượng hướng tới.

B. Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 36.  Giải pháp tối ưu sau buổi thảo luận nhóm được hiểu là gì?

A. Ý kiến của người lãnh đạo

B. Tất cả các ý kiến của cả nhóm

C. Có thể là một ý kiến tốt của nhóm hoặc có thể là sự kết hợp các ý kiến

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 37.  Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào?

A. Trong học tập

B. Trong cuộc sống sinh hoạt

C. Trong công việc

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 38.  Tại sao chúng ta cần phải thảo luận nhóm?

A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn

B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề

C. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 39. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về thể loại chèo:

Chèo là loại kịch hát, múa (…), kể chuyện, diễn tích bằng hình thức (…) và trước kia được diễn ở (…) nên được gọi là chèo sân đình.

A. hát/ múa/ làng.

B. dân gian/ múa/ sân làng.

C. dân gian/ sân khấu/ sân đình.

D. quạt/ hát múa/ sân đình.

Câu 40. Thể loại chèo phổ biến rộng rãi ở khu vực nào trên đất nước ta?

A. Bắc Bộ.

B. Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Cả nước.

Câu 41. Trục bĩ cực của thể loại chèo viết về điều gì?

A. Tốt đẹp, yên vui.

B. Đau khổ, oan trái.

C. Bình yên, lặng lẽ.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 42. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến xuất hiện vào thời điểm nào?

A. Đầu thế kỉ XIX.

B. Đầu thế kỉ XX.

C. Cuối thế kỉ XVIII.

D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 43. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành sự kiện chính của trích đoạn tuồng Huyện Trìa xử án:

     Đoạn trích kể lại một cảnh xử án của Trìa ở huyện đường nhưng mê mệt trước (…) của Thị Hến nên đã xử cho thị (…).

A. con người/ án treo.

B. vẻ ngoài/ án tù.

C. nhan sắc / được tha bổng.

D. tâm hồn/ được tự do.

Câu 44. Nhân vật chính diện trong tuồng thường mang đặc điểm gì?

A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng.

B. Gian xảo, láo liên, uốn éo.

C. Hiền lành, nhân hậu, tốt bụng.

D. Thông minh, sáng sủa, thư sinh.

Câu 45. Văn bản Thị Mầu lên chùa của tác giả nào?

A. Bùi Văn Nguyên

B. Đỗ Bình Trị

C. Ngô Sĩ Liên

D. Dân gian

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên