Trắc nghiệm Dưới bóng hoàng lan (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Dưới bóng hoàng lan Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Dưới bóng hoàng lan (có đáp án) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Vài nét về tác giả Thạch Lam

Câu 1. Thạch Lam sinh ra tại:

A. Hà Nam

B. Hà Nội

C. Hải Dương

D. Hà Tĩnh

Câu 2. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở đâu?

A. Hà Nội

B. Phố huyện Cẩm Gìang – Hải Dương

C. Phố huyện Văn Giang – Hưng Yên

D. Phố huyện Bình Dương – Gia Định

Quảng cáo

Câu 3. Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?

A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế

B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học

C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân

D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động

Câu 4. Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Gia đình Nho giáo

B. Gia đình nông dân

C. Gia đình quan lại sa sút

D. Gia đình công chức gốc quan lại

Quảng cáo

Câu 5. Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?

A. Nhân văn giai phẩm

B. Tự lực văn đoàn

C. Phong trào thơ mới

D. Hội Tao Đàn

Câu 6. Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?

A. Thơ

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Tùy bút

Câu 7. Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?

A. Cốt truyện có những tình huống độc đáo

B. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.

C. Đậm chất hiện thực

D. Tất cả đều đúng

Quảng cáo

Câu 8. Tích vào phong cách nghệ thuật của Thạch Lam:

Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật

Truyện không có cốt truyện

Chủ yếu miêu tả hành động nhân vật

Sáng tác có sự hoà quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình

Ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

Đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật

Câu 9. Tích vào đáp án không phải sáng tác của Thạch Lam?

Gió đầu mùa

Nắng trong vườn

Ngày mới

Theo dòng

Hà Nội băm sáu phố phường

Nửa chừng xuân

Sợi tóc

Câu 10. Theo Thạch Lam, văn chương là:

A. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm con người.

B. Văn chương là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận

C. Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng

D. Tất cả các đáp án trên

Vài nét về văn bản Dưới bóng hoàng lan

Câu 1. Dưới bóng hoàng lan là sáng tác của ai?

A. Vũ Trọng Phụng

B. Nguyễn Tuân

C. Thạch Lam

D. Nguyễn Công Hoan

Câu 2. Dưới bóng hoàng lan thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết.

B. Truyện ngắn.

C. Tùy bút.

D. Truyện dài.

Câu 3. Dưới bóng hoàng lan có xuất xứ từ đâu?

A. Văn bản được in trong Gió lạnh đầu mùa, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.5 – 14.

B. Văn bản được in trong Sợi tóc, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.5 – 14.

C. Văn bản được in trong Hai đứa trẻ, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.5 – 14.

D. Văn bản được in trong Nắng trong vườn, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.5 – 14.

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản Dưới bóng hoàng lan là ai ?

A. Nam

B. Thanh

C. Hoàng

D. Từ

Câu 5. Dưới bóng hoàng lan được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi thứ tư.

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Dưới bóng hoàng lan là gì?

A. Thuyết minh, biểu cảm.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Tự sự, biểu cảm.

D. Miêu tả, biểu cảm.

Câu 7. Đâu là nội dung chính của văn bản Dưới bóng hoàng lan?

A. Ca ngợi tình yêu, tình cảm gia đình đẹp đẽ, mộc mạc.

B. Ca ngợi hình ảnh người trí thức trong thời buổi đất nước khó khăn.

C. Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng trong chiến tranh.

D. Ca ngợi tinh thần yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

Câu 8. Điền vào chỗ trống để được thông tin đúng về văn bản Dưới bóng hoàng lan:

Văn bản xoay quanh một lần trở về quê thăm (…) của nhân vật Thanh - mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, những hình ảnh quen thuộc hiện lên, và bên cạnh mái tóc của bà, mùi hương (…) nơi vườn và bên tóc mai của Nga khiến chàng trai trẻ xốn xang.

A. nhà/ hoàng lan.      

B. bà/ phong lan.

C. bà/ hoàng lan.

D. nhà/ phong lan.

Câu 9. Những tình cảm nào được thể hiện trong văn bản Dưới bóng hoàng lan?

A. Tình cảm quê hương, tình yêu thiên nhiên, đất nước.

B. Tình bạn, tình cảm quê hương, tình yêu đôi lứa.

C. Tình cảm gia đình, tình đồng chí, tình yêu.

D. Tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình yêu đôi lứa.

Câu 10. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan là:

A. Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, thấm thía.

B. Ngôn ngữ cổ kính, trang trọng.

C. Ngôn ngữ hào hùng, dí dỏm, vui tươi.

D. Ngôn ngữ bác học.

Phân tích văn bản Dưới bóng hoàng lan

Câu 1. Tác giả của văn bản là ai?

A. Nguyễn Ngọc Tư.

B. Thạch Lam.

C. Nguyễn Minh Châu.

D. Nguyễn Quang Sáng.

Câu 2. Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai.

B. Ngôi kể thay đổi linh hoạt.

C. Ngôi thứ ba.

D. Đáp án khác.

Câu 3. Nhân vật Thanh có cảm xúc gì khi trở về không gian thân thuộc?

A. Vui sướng, hạnh phúc.

B. Xúc động.

C. Lưu luyến.

D. Bồi hồi.

Câu 4. Khi nhận ra cây hoàng lan, nhân vật Thanh có trạng thái tình cảm như thế nào?

A. Xúc động.

B. Nhớ lại những kỉ niệm.

C. Cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 5. Ý nào dưới đây KHÔNG PHẢI là chi tiết miêu tả về cây hoàng lan?

A. Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

B. Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

C. Những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió.

D. Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Câu 6. Khi gặp Thanh, Nga có biểu hiện tình cảm như thế nào?

A. Nhớ thương.

B. Hạnh phúc.

C. Lưu luyến.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 7. Ẩn ý trong câu chuyện giữa Nga và bà cụ là gì?

A. Là một cách để Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh.

B. Là câu chuyện về kí ức của Nga.

C. Ẩn ý về chiêm nghiệm của Nga về cuộc đời.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8. Chi tiết nào ở phần kết giúp dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh?

A. Chi tiết Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời chào đến Nga.

B. Chi tiết nói về nỗi nhớ của Nga và chuyện Nga luôn hái hoa cài trên tóc.

C. Chi tiết về tâm trạng của Thanh, tâm trạng nửa buồn nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9. Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?

A. Nhân vật Thanh.

B. Nhân vật Nga.

C. Nhân vật người kể chuyện.

D. Nhân vật bà của Thanh.

Câu 10. Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.

B. Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

C. Làm chủ đề cho tác phẩm.

D. A và B đúng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên