Trắc nghiệm Chí Phèo (có đáp án) - Cánh diều

Với 32 câu hỏi trắc nghiệm Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.

Trắc nghiệm Chí Phèo (có đáp án) - Cánh diều

Tác giả Nam Cao

Câu 1. Nam Cao sinh ra ở đâu?

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

A. Mỹ Hào, Hưng Yên

B. Bình Lục, Hà Nam

C. Lý Nhân, Hà Nam

D. Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Câu 2. Nam Cao xuất thân trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình quan lại

B. Gia đình có truyền thống Nho học

C. Gia đình nông dân

D. Gia đình có truyền thống yêu nước

Quảng cáo

Câu 3. Vì sao Nam Cao phải trở về quê sống sau hơn ba năm ở Sài Gòn?

A. Vì cha mẹ lâm bệnh nặng

B. Vì thể chất yếu, ốm đau nhiều

C. Về quê chịu tang mẹ

D. Về quê chịu tang cha

Câu 4. Nam Cao ra nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

A. 1943

B. 1944

C. 1945

D. 1946

Câu 5. Quan điểm sáng tác của Nam Cao là:

Quảng cáo

A. “Nghệ thuật vị nhân sinh”

B. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”

C. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào đề tài nào?

A. Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo

B. Người trí thức nghèo và người phụ nữ

C. Người phụ nữ và người nông dân nghèo

D. Người trí thức tiểu tư sản và người phụ nữ

Câu 7. Truyện ngắn Những truyện không muốn viết của Nam Cao thuộc đề tài:

A. Người nông dân nghèo

B. Người trí thức nghèo

C. Người tiểu tư sản

D. Người trí thức tiểu tư sản

Quảng cáo

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI sáng tác của Nam Cao?

A. Sống mòn

B. Lão Hạc

C. Đôi mắt

D. Sợi tóc

Câu 9. Tác phẩm Sống mòn của Nam Cao thuộc thể loại:

A. Kich

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Kí

Câu 10. Đáp án nào dưới đây KHÔNG PHẢI phong cách sáng tác của Nam Cao?

A. Đề cao tư tưởng con người

B. Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

C. Thường viết về những truyện không có cốt truyện, đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày

D. Thường viết về những điều nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

Câu 11. Năm 1996, Nam Cao được nhận giải thưởng:

A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật

C. Giải thưởng Văn học ASEAN

D. Giải thưởng Văn học Châu Âu

Tìm hiểu chung về Chí Phèo

Câu 1. Ban đầu, tác phẩm Chí Phèo có tên là?

A. Chí Phèo

B. Đôi lứa xứng đôi

C. Luống cày

D. Cái lò gạch cũ

Câu 2. Tác phẩm Chí Phèo được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1941

B. 1942

C. 1943

D. 1944

Câu 3. Nhan đề Chí Phèo do ai đặt?

A. Tác giả

B. Nhà xuất bản Đời Mới

C. Hội Văn hóa cứu quốc

D. Người biên soạn

Câu 4. Thể loại của tác phẩm Chí Phèo là gì?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Truyện dài

Câu 5. Chí Phèo viết về đề tài gì?

A. Người trí thức nghèo

B. Người nông dân nghèo

C. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến

D. Tình yêu

Phân tích Chí Phèo

Câu 1. Hình ảnh xuất hiện ở phần đầu và phần cuối truyện Chí Phèo là hình ảnh:

A. Tiếng chửi

B. Bát cháo hành

C. Cái lò gạch cũ

D. Tiếng chim hót

Câu 2. Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

A. Vì cơn ghen của Bá Kiến

B. Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

C. Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

D. Vì đánh bạc

Câu 3. Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo là:

A. Tiếng chửi trong vô thức của một tên say rượu

B. Khát khao được giao tiếp với mọi người của Chí Phèo

C. Thể hiện tâm trạng phẫn uất cùng cực của Chí

D. B và C đúng

Câu 4. Chí Phèo có xuất thân như thế nào?

A. Cha Chí mất sớm, Chí ở với mẹ. Sau này, cha cũng lâm bệnh và qua đời, Chí trở thành đứa trẻ mồ côi, đi ăn xin sống qua ngày

B. Chỉ là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ ở cái lò gạch bỏ không, qua tay nhiều người nuôi

C. Cha mẹ Chí bị bệnh đầu mùa, Chí bị bắt đem bán xuống miền xuôi, làm thuê cho nhà Bá Kiến

D. Chỉ là đứa trẻ không cha, mẹ Chí vì quá nghèo đã bán Chí đi ở cho nhà Bá Kiến

Câu 5. Trước khi đi tù, Chí Phèo là người nông dân như thế nào?

A. Hiền lành, lương thiện

B. Có ước mơ giản dị như bao người nông dân hiền lành, lương thiện khác

C. Một người có lòng tự trọng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Khi ở tù về, Chí đã thay đổi như thế nào?

A. Chí Phèo thay đổi nhân hình

B. Chí Phèo thay đổi nhân tính

C. Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

D. Chí Phèo thay đổi tên họ

Câu 7. Ý nghĩa chi tiết cái lò gạch bỏ hoang xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm Chí Phèo là:

A. Nhấn mạnh một lần nữa lai lịch của Chí Phèo

B. Gợi niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận người nông dân nghèo bị tha hóa như Chí Phèo

C. Dự báo về tương lai đứa con Chí Phèo cũng sẽ bị cuộc đời bỏ quên

D. Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật: còn tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn có kẻ bị tha hóa, bi kịch như Chí Phèo

Câu 8. Chi tiết nào dưới đây được Nam Cao dùng để miêu tả nhân vật Thị Nở?

A. Một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ và ế chồng, xấu “ma chê quỷ hờn”

B. Áo quần tả tơi như tổ đỉa, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai đôi mắt

C. Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch

D. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ

Câu 9. Chi tiết nào không xuất hiện trong tác phẩm Chí Phèo?

A. Tiếng chim hót trong lành buổi sáng

B. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông

C. Tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi

D. Tiếng cười nói của những người đi chợ

Câu 10. Sau khi gặp gỡ Thị Nở, Chí Phèo đã có sự thay đổi như thế nào?

A. Nhận thức được thế giới xung quanh

B. Nhận thức về bản thân mình rõ hơn

C. Hồi tưởng về quá khứ và hi vọng về tương lai

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11. Ý thức được hiện tại và dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ nhất điều gì?

A. Nghèo khổ

B. Cô độc

C. Ốm đau

D. Tuổi già

Câu 12. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo?

A. Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo

B. Là hương vị của tình yêu, hạnh phúc muộn màng mà Chí được nhận

C. Khơi dậy niềm khao khát được làm hòa với mọi người, niềm khao khát được trở về với cuộc sống lương thiện trong Chí

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13. Nhân vật nào đại diện cho những định kiến của xã hội phong kiến, cự tuyệt khao khát được trở về làm người lương thiện của Chí?

A. Bá Kiến

B. Thi No

C. Bà cô Thị Nở

D. Lý Cường

Câu 14. Tâm trạng Chí Phèo thay đổi như thế nào khi bị Thị Nở cự tuyệt:

A. Tuyệt vọng – hi vọng – thức tỉnh

B. Đau đớn – phẫn uất - tuyệt vọng

C. Thức tỉnh – hi vọng – tuyệt vọng

D. Tuyệt vọng – thức tỉnh – đau đớn

Câu 15. Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo:

A. Đâm chết Bá Kiến để không còn ai ngăn cản Chí trở về làm người lương thiện

B. Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống

C. Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến

D. B và C đúng

Câu 16. Nhận định nào nêu được khái quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo?

A. Thị Nở là hiện thân của cái xấu, nghèo, dở hơi, xuất thân thấp kém của con người trong xã hội cũ

B. Thị Nở là hiện thân cho ước mơ bình dị nhưng không bao giờ đạt được của Chí

C. Thị Nở là nhịp cầu nối đưa Chí trở về cuộc sống của một con người trong xã hội “bằng phẳng, thân thiện”

D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khao khát và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên