So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo

Soạn bài Chí phèo - Kết nối tri thức

Câu 7 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân).

Quảng cáo

Trả lời:

* Đoạn kết truyện Vợ nhặt: Trong bữa cơm ngày đói, người vợ nhặt kể về việc phá kho thóc Nhật của người dân miền ngược. Hiện lên trong tâm trí anh Tràng là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ.

* Đoạn kết truyện Chí Phèo: Cái chết của Chí Phèo, Bá Kiến và hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm trí của thị Nở với suy nghĩ “Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi thì làm thế nào”?

* So sánh:

- Giống nhau:

+ Đều mở ra một cuộc đời mới

+ Đều thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

- Khác nhau:

+ Truyện ngắn Vợ nhặt: Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi mở về một tương lai tươi sáng cho tất cả các nhân vật. Đánh thức một điều gì đó thật mới mẻ bên trong Tràng. Anh đã bắt đầu bước gần hơn với con đường cách mạng, bắt đầu có những nhận thức về hành động của bản thân.

→ Chỉ có đi theo cách mạng, đứng lên đấu tranh chống lại cái bạo tàn, áp bức mới có thể bảo vệ được hạnh phúc và sự bình yên của những người thân yêu.

Truyện ngắn Chí Phèo: Mở ra bi kịch mới: Nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ. Gợi liên tưởng về cái vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo: Chí Phèo chết đi nhưng bi kịch Chí Phèo vẫn còn đó, áp bức, bạo tàn vẫn còn thì vẫn còn những cảnh đời khốn cùng như Chí.

Quảng cáo

Các bài Soạn văn 11 Chí phèo hay, chi tiết khác:

  • Câu hỏi 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thế nào là định kiến xã hội. Các định kiến xã hội có thể ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng như thế nào?
  • Câu hỏi 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có thể bạn đã từng nghe thấy người ta gọi tính cách hay cách ứng xử của một ai đó là “Chí Phèo”. Cách gọi ấy đã hàm ẩn sự đánh giá như thế nào đối với tính cách hay cách ứng xử này?
  • Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật. Hãy đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm.
  • Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện.
  • Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước. Theo bạn, nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật? Vì sao?
Quảng cáo
  • Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật không?
  • Câu 5 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Người kể chuyện bộc lộ thái độ như thế nào đối với Chí Phèo và thị Nở qua hệ thống điểm nhìn và lời kể?
  • Câu 6 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết truyện ngắn khi Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai nhân vật này. Theo bạn, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?
  • Câu 8 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hệ thống hóa những nét đáng chú ý trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao ở truyện ngắn này trên các phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn và lời trần thuật.
Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên