Soạn bài (Nói và nghe trang 45) Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện - Kết nối tri thức

Với soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện trang 45, 46, 47 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài (Nói và nghe trang 45) Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện - Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Yêu cầu

- Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình.

- Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện.

- Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình.

- Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về một tác phẩm truyện.

1. Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài

Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ đề tài của bài viết ở trên.

Tìm ý và sắp xếp ý

Từ hệ thống luận điểm ở bài viết, lựa chọn những ý quan trọng nhất, thể hiện rõ quan điểm và phát hiện của bản thân cần được trình bày trong bài nói.

Quảng cáo

2. Thực hành nói

Bài nói gồm đủ ba phần, tập trung vào các nội dung sau:

Mở đầu

Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện sẽ thuyết trình. Cân lưu ý bắt đầu bài nói sao cho thu hút sự chú ý của người nghe, tránh việc thuyết trình giống như việc đọc lại bài viết.

Triển khai

Trình bày lần lượt các thông tin trong bài viết theo hình thức tóm lược kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu hay minh họa trực quan (nếu có). Người nói có thể kể lại ngắn gọn nhưng không hoàn toàn tiết lộ nội dung của truyện, nếu tác phẩm ấy chưa được nhiều người biết đến. Dựa vào các luận điểm đã xác định trong bố cục bài nói, thiết kế các slide sao cho thích hợp nếu người nói sử dụng phương tiện trình chiếu.

Kết luận

Khái quát lại những điều cảm nhận cũng như đánh giá về tính nghệ thuật của tác phẩm mà mình chọn để giới thiệu. Có thể kết bài bằng những câu khuyến khích người nghe chia sẻ cảm nhận hay góc nhìn khác về tác phẩm.

Quảng cáo

* Bài nói mẫu tham khảo:

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

Để một tác phẩm văn học trở nên thành công thì cần có rất nhiều yếu tố tác động vào như nội dung, nghệ thuật, cùng các giá trị nhân văn mà nó mang lại. Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là cách xây dựng tình huống truyện. Một truyện ngắn muốn hay, cuốn hút người đọc thì phải có được một cốt truyện hấp dẫn. Một trong số ít nhà văn được mệnh danh là bậc thầy trong xây dựng cốt truyện đó chính là Kim Lân. Các tác phẩm của ông đều có những nét riêng biệt, đặc sắc, nội bật trong số đó chính là tác phẩm “Vợ nhặt”. Truyện ngắn phản ánh sự thật về nạn đói những năm 1945 và cuộc sống nghèo khổ của nhân dân thời bấy giờ.

Truyện ngắn nói về nhân vật Tràng, một người dân ngụ cư nghèo khổ sống cùng mẹ. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả Tràng như một sản phẩm vội vàng của tạo hóa “hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai quai hàm bạnh ra, cái mặt bặm lại lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cái lưng dài rộng như là lưng gấu lại thêm tật vừa đi vừa ngẩng mặt lên trời cười hềnh hệch". Quả thực Tràng là một thanh niên rất xấu xí, chả ai thèm ngó ngàng. Chẳng những vậy, cái nghèo, cái đói luôn đeo bám, quẩn quanh hai mẹ con Tràng. Kim Lân đã dùng những từ ngữ chân thật để miêu tả cuộc sống và ngôi nhà mà Tràng đang ở “những búi cỏ dại lổn nhổn”, “đống quần áo rách vắt khươm mươi niên trong một góc nhà”, “hai cái ang nước để khô cong trơ trọi dưới gốc cây ổi”…. Cuộc sống túng thiếu của hai mẹ con hiện lên thật giản dị, tội nghiệp, khiến người khác không khỏi cảm thấy xót thương cho hai số phận. Nhưng điều làm cho Tràng cảm thấy tủi nhục nhất đó chính là mang trong mình cái danh dân ngụ cư, bị dân làng khinh miệt, coi thường.

Quảng cáo

Tuy nghèo đói nhưng chàng vẫn có một công việc để làm, để trông mong, đó chính là phu xe, hàng ngày bốc vác, chở gạo ra các chợ. Công việc thì vất vả, đói khát nhưng quả thật anh ta lúc nào cũng có thể vui vẻ, lạc quan. Giữa trời trưa nắng gắt, phải kéo cả một xe gạo đầy nặng trĩu, nhưng chàng ta vẫn có sức cất lên những câu hò:

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này

Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”

Những câu hò này không hẳn là có ý trêu ghẹo những cô gái ngồi bên đường, mà chủ yếu để giúp chàng ta quên đi những mệt mỏi, đói khát mà mình đang phải chịu. Ấy vậy mà chỉ bằng vài ba lời hát vu vơ mà khiến Tràng được một người con gái để ý và đi theo đẩy giúp. Tràng là ngưởi hiểu rõ hơn ai hết những gì mà mình hát ở trên không phải là sự thật, làm gì mà có gạo trắng mà ăn chứ nói gì đến giò chả. Để rồi đến khi gặp người con gái ấy lần thứ hai, Tràng đã rất đỗi ngạc nhiên trước sự thay đổi ngoại hình của Thị “Thị hôm nay rách quá, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ trơ lại hai con mắt”.

Quả thực Thị đã gầy đi rất nhiều, có lẽ vì đói, vì khát mà cơ thể con người Thị đã bị tàn phá nhanh đến như vậy. Thị chạy đến sưng sỉa trước mặt Tràng “Điêu! người thế mà điêu”, mới đầu hắn ta chẳng hiểu gì nhưng rồi một lúc cũng ngộ ra rồi mời Thị đi ăn “thích ăn gì thì ăn”. Thị ta chẳng ngại ngùng gì mà cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc, quả thực lúc này thị ta nhìn rất trơ trẽn. Người ngoài nhìn vào có người sẽ khinh bỉ, cho rằng thị ta đang vứt hết cả lòng tự trọng đi để ăn, nhưng cũng sẽ có những người xót thương, đồng cảm cho một con người đang phải chịu cơn đói hành hạ. Khi ấy, con người ta chẳng còn bận tâm đến danh dự, hay nhân phẩm gì nữa, ăn no mới là điều quan trọng trước hết. Đợi đến khi Thị ăn xong, Tràng có nói câu nửa vui nửa đùa rằng “về với tớ thì khuôn hàng lên xe rồi cùng về”. Tưởng Thị sẽ cười chê mình, nào ngờ Thị về thật, về làm dâu nhà Tràng. Một đám cưới diễn ra.

Việc một con trai lớn lên, xây nhà, cưới vợ là việc quá đỗi bình thường, nhưng nhân vật Tràng lại là một thanh niên xấu xí, nghèo đói, gia cảnh khó khăn, đặc biệt là dân ngụ cư nữa nên việc Tràng có được vợ làm rất nhiều người ngạc nhiên. Qua đây, ta đã thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của Kim Lân: vợ đáng lẽ ra là người ta yêu, qua tìm hiểu, đính ước mà đến với nhau, nhưng ở đây, Tràng ta lại “nhặt” được vợ theo đúng nghĩa đen và của hồi môn chắc có lẽ chỉ là vài bát bánh đúc mà thị ta vừa ăn lúc trước.

Việc Tràng có vợ khiến rất nhiều người ngạc nhiên, cụ Tứ – mẹ Tràng cùng tất cả những người thôn ngụ cư, người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa. Người thì “cười lên rung rúc", người lại lo dùm cho anh ta "Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ dài về". Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Người đời cười chê, chế nhạo thế nhưng chẳng làm hai vợ chồng Tràng cảm thấy tủi nhục, xấu hổ. Cho đến khi dẫn Thị về nhà, cả cụ Tứ lẫn Tràng đều không tin nhà mình có con dâu.

Cụ Tứ vừa vui vừa buồn, vừa cảm thấy thương xót cho con trai mình. Bà vui vì con trai mình đến tuổi trưởng thành đã cưới được vợ, bà mừng cho hai đứa chúng nó, nhưng bà cũng buồn, buồn vì gia đình nhà mình quá nghèo. Đám cưới gì mà chẳng có cờ có hoa, không một mâm cỗ, không kèn trống, không người đưa đón, chỉ đơn giản là đưa dẫn nhau về ở chung, cùng nhau vun vén, xây dựng gia đình. Bước vào căn nhà lụp xụp mà hai mẹ con Tràng đang ở mà Thị chỉ biết thở dài, bắt tay vào công việc dọn dẹp. Đến bữa ăn về nhà chồng cũng chỉ là nồi cháo loãng với chút muối trắng, cuộc sống của ba con người quả thực rất nghèo khổ.

Qua câu chuyện, nhà văn đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình. Ông xót thương cho dân tộc trước thảm họa đói chết. Ông cũng ái ngại cho người con gái bị nạn đói cướp đi gần hết (gia đình, nhan sắc, tính cách, tên tuổi…).

Không những vậy, nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra khát vọng hạnh phúc và niềm vui khi nhặt vợ của Tràng; cái duyên thầm của thị qua cái liếc mắt với Tràng…Có thể nói, nhà văn rất trân trọng và tự hào về vẻ đẹp nhân tính của con người lao động nghèo trước thảm họa đau thương, chết chóc.

Đồng thời nhà văn còn tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động qua hình ảnh của bà cụ Tứ: một người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng nhân hậu và niềm tin vào cuộc sống và đây cũng chính là niềm tin của nhà văn vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thông qua tình huống truyện, nhà văn lên án và tố cáo tội ác của Nhật – Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thảm họa đói nghèo, chết chóc. Chính chúng đã làm cho giá trị con người trở thành rẻ rúng như rơm như rác: vợ mà nhặt được.

Đúng là một tình huống truyện rất lạ mà Kim Lân đã dựng nên. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le để làm nổi bật lên những giá trị nhân văn sâu sắc. Ông không chỉ muốn nói lên nét đẹp trong tính cách con người Việt Nam là dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, lúc nào cũng có thể đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn yêu thương, quan tâm nhau mà ông còn muốn lên án chế độ thực dân độc ác đã khiến nhân dân ta trở nên nghèo đói, lầm than.

Trên đây là bài trình bày của tôi về việc phân tích nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

3. Trao đổi đánh giá

Người nói

Người nghe

- Trả lời những thắc mắc từ người nghe.

- Thể hiện thái độ tiếp thu chân thành, cởi mở với những góp ý xác đáng, nghiêm túc.

- Chia sẻ thêm một số điểm mình muốn làm rõ hơn, một số phát hiện khác về tính nghệ thuật của tác phẩm.

- Chia sẻ những điểm thấy hợp lí và hấp dẫn trong bài thuyết trình.

- Nêu những điểm còn băn khoăn hoặc có đánh giá, cảm nhận về tác phẩm khác với người nói.

- Có thể đặt thêm một số câu hỏi để người nói làm rõ hơn về những điều bạn tâm đắc ở tác phẩm.

Người nói và người nghe tham khảo bảng sau để tự đánh giá hay đánh giá về bài trình bày:

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Giới thiệu các thông tin cần thiết về tác phẩm truyện được lựa chọn để thuyết trình (tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp của nhà văn hay trong lịch sử văn học).



2

Chỉ ra và đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm truyện.



3

Biết phối hợp nhịp nhàng giữa phần nói và phần trình chiếu hay minh họa trực quan.



4

Có sự tương tác tốt với người nghe, thu hút được sự quan tâm của người nghe đối với tác phẩm.



Bài giảng: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện - Cô Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên